Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều cơ hội cho hàng Việt vào Hoa Kỳ

Nhiều cơ hội cho hàng Việt vào Hoa Kỳ
Ngày đăng: 19/11/2015

Đây chính là cơ hội lớn tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường tiềm năng này.

Theo Vụ thị trường châu Mỹ, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục vì đây là quốc gia có dân số đông (khoảng 310 triệu người).

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Việt Nam có nhiều thuận lợi do xu hướng đa dạng nguồn cung ở nước này, cộng đồng khoảng 1,5 triệu người Việt là thị trường tiêu thụ quan trọng và cầu nối đưa hàng Việt Nam sang.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng mang tính bổ sung, ngoài một số ít mặt hàng mang tính cạnh tranh về nông nghiệp, hầu hết các mặt hàng công nghiệp Việt Nam đang có thế mạnh là những mặt hàng Hoa Kỳ đang có nhu cầu nhập khẩu.

Dẫn chứng cụ thể, Vụ thị trường châu Mỹ thông tin, tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đạt 36,3 tỷ USD trong năm 2014.

Trong 10 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt tốc độ tăng trưởng 18% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là dệt may (chiếm trên 34% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam), giày dép (chiếm gần 12%), đồ gỗ (chiếm gần 8%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm trên 7%), thủy sản. Trong đó, giày dép và hàng dệt may là những mặt hàng chiếm thị phần khá cao tại Hoa Kỳ, lần lượt là 13% và gần 9%.

Đáng chú ý, dù xuất siêu nhưng tổng thị phần xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 1,3% trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ nên miếng bánh thị trường dành cho các DN Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Ông Nguyễn Duy Khiên - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Mỹ cho biết, khi TPP được ký kết sẽ tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các đối thủ với Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ trong các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu lại chưa có các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hoa Kỳ.

Song khi xuất khẩu qua thị trường này DN Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như: sự cạnh tranh quyết liệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác, hệ thống luật lệ phức tạp, hàng rào thương mại và kỹ thuật nghiêm ngặt kể cả tiêu chuẩn lao động và môi trường…

Ngoài ra, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế dự báo sẽ tăng, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, đối với các DN, có thể TPP là cơ hội với DN này nhưng lại là thách thức với DN khác.

Điển hình như đối với DN dệt may, có một vài Hiệp hội tại các nước trong khối TPP đã có kế hoạch sang Việt Nam để mua hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ - đây là cơ hội cho các DN.

Tuy nhiên một số DN khác lại vào Việt Nam để đầu tư sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ và đây sẽ là thách thức rất lớn.

Làm sao để trụ vững tại thị trường Hoa Kỳ, ông Herb Cochran - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại TP.

Hồ Chí Minh cho hay, các DN cần tính toán thời gian chính xác cho các bước vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ để giảm bớt chi phí sao cho tối ưu nhất.

Chính phủ Việt Nam cũng cần có những cải cách hơn nữa về thủ tục hành chính, dịch vụ và hạ tầng để rút ngắn thời gian cho DN.

Theo ông Herb Cochran, muốn xuất khẩu trực tiếp vào Mỹ, các DN phải đăng ký số A-D-U-N-S, mã số này giúp chứng minh sự hiện hữu của công ty và nguồn gốc hàng hóa, đồng thời, chúng còn giúp đối tác trên toàn cầu biết được bạn là một DN đáng tín cậy.

Còn theo Vụ thị trường châu Mỹ, các DN phải sản xuất ra các sản phẩm có giá thành cạnh tranh thì mới có thể đứng vững tại thị trường này vì nếu không có giá thành cạnh tranh, không giảm được giá bán thì việc giảm thuế cũng không còn ý nghĩa.

Bên cạnh việc cạnh tranh về giá cả, muốn chiếm lĩnh được thị trường khó tính này, các DN cũng phải đáp ứng được các yêu cầu của nhà nhập khẩu về thời gian giao hàng, số lượng, chất lượng hàng hóa ổn định vì nhu cầu nhập khẩu của thị trường rất lớn…


Có thể bạn quan tâm

Cây Thạch Đen Dễ Trồng, Hiệu Quả Kinh Tế Cao Cây Thạch Đen Dễ Trồng, Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó đã được nhập vào ta từ rất lâu rồi. Trước đây, nó đã được trồng ở nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Hiện nay, nó được trồng nhiều ở Cao Bằng và Lạng Sơn (nhiều nhất là huyện Tràng Định).

11/11/2014
Dinh Dưỡng Tốt Cho Chè Cao Sản Dinh Dưỡng Tốt Cho Chè Cao Sản

Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.

11/11/2014
Để Chè Nhiều Búp, Năng Suất Cao Để Chè Nhiều Búp, Năng Suất Cao

Nên bón thêm phân hữu cơ bởi phân hữu cơ không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh. Sử dụng phân hữu cơ sinh học có thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P205 0,3%; K20 1-1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 - 25 tấn/ha, bón 3 năm/lần. Phân hữu cơ bón vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp.

11/11/2014
Quản Lý Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp Còn Nhiều Bất Cập Quản Lý Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp Còn Nhiều Bất Cập

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.

11/11/2014
Sầu Riêng Nghịch Mùa Trúng Giá Sầu Riêng Nghịch Mùa Trúng Giá

Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.

11/11/2014