Tôm nuôi thiệt hại vì dịch bệnh lên đến gần 50.000ha
Tại hội nghị các đại biểu đã đưa ra cảnh báo tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ cả nước tiếp tục đối mặt với khó khăn do thời tiết và dịch bệnh có khả năng bùng phát nếu không có giải pháp ngay từ bây giờ.
Theo báo cáo của Cục thú y (Bộ NNPTNT), 11 tháng đầu năm 2015 dù dịch bệnh trên tôm muôi có chựng lại so với các năm trước, nhưng tỉ lệ thiệt hại lên đến gần 7% trên tổng diện tích nuôi.
Theo đó, có đến gần 50.000 ha thiệt hại do các loại dịch bệnh, trên tổng số trên 667.000ha diện tích thả nuôi trên cả nước.
Một số loại bệnh trên tôm được xác định là: Đốm trắng, đỏ thân, viêm gan tụy, đầu vàng… Điều đáng chú ý là hiện tượng thời tiết bất thường đã làm cho tôm nuôi thiệt hại tăng lên trong tháng 11.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Võ Văn Tám cho rằng các tỉnh ven biển cần chú ý đến lịch thời vụ, kiểm soát dịch bệnh hợp lý đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm kịp thời phòng chống dịch bệnh.
Chú ý hiện thượng thời tiết bất thường có khả năng xảy ra vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016.
Tại hội nghị, ông Võ Minh Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng, Bạc Liêu là tỉnh có diện tích NTTS lớn của cả nước với 124.000ha, có 33 nhà máy chế biến thủy sản, nhiều trại giống quy mô.
Có thể nói thủy sản là kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng thời gian qua người nuôi tôm luôn đối mặt với dịch bệnh với nhiều nguyên nhân gây nên; bên cạnh đó, thuốc thý y thủy sản chưa đảm bảm chất lượng, giá cả lên xuống bất thường, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường thế giới, người nuôi chưa chủ động sản phẩm do mình làm ra bởi chưa xây dựng được chuổi giá trị cho con tôm.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng mong hội nghị có giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại trong nuôi tôm, nhất là dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước và có tính dự đoán, dự báo kịp thời để người nuôi chủ động.
Hội nghị cũng chính thức thông qua lịch thời vụ tôm nuôi năm 2015 và những tháng đầu năm 2016; chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm của một số doanh nghiệp, hộ nuôi có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp bảo hiểm than thua lỗ, chậm trễ trong việc bồi thường tiền bảo hiểm cho nông dân vì họ cho rằng một số hộ dân có dấu hiệu trục lợi qua việc bồi thường bảo hiểm.
Trước khi chia tách địa giới hành chính, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) là một trong những vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản (NTTS) của thành phố. Huyện xây dựng đề án NTTS quy mô lớn với quy hoạch 3 vùng nuôi nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Từ khi chia tách địa giới hành chính đến nay, phát triển thủy sản của Kiến Thụy gặp khó khăn do quy hoạch bị phá vỡ.
Hiện nay, người nuôi cá thuộc dự án nuôi thủy sản tập trung bắc sông Cửu An (Ninh Giang - Hải Dương) đang gặp khó khăn về giao thông, nguồn nước...
Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, năm 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu hụt nghiêm trọng tác động xấu đến Chương trình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) năm 2013. Tuy vậy, nhờ nỗ lực của nông dân và nhiều cơ quan, đơn vị tham gia, Chương trình đã thành công ngoài mong đợi.
Cho đến nay, cà phê là một trong những cây công nghiệp chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị).