Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Tưới Nước Nhỏ Giọt Cho Cây Mía

Triển Vọng Từ Mô Hình Tưới Nước Nhỏ Giọt Cho Cây Mía
Ngày đăng: 24/03/2014

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt được Trạm Khuyến nông huyện Kbang (Gia Lai) thực hiện thí điểm trên 1 ha mía của gia đình ông Phan Tấn Mười (thôn 3, xã Đông). Chỉ sau vài tháng triển khai, hệ thống này đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm vượt trội của mình, hứa hẹn đem lại những kết quả khả quan cho nông dân trồng mía.

Toàn bộ hệ thống gồm: máy bơm chính, hệ thống ống dẫn thuốc và ống dẫn nước được Trạm Khuyến nông đầu tư với tổng kinh phí 67 triệu đồng.

Cán bộ khuyến nông cũng trực tiếp hướng dẫn gia đình ông Mười cách lắp đặt máy bơm, cũng như cách đặt ống nhỏ giọt cho ruộng mía. Theo đó, ruộng mía được trồng theo kỹ thuật hàng đôi. Ống dẫn nước nhỏ giọt được chôn giữa hàng đôi có đầu nối với ống dẫn chính để lấy nước.

Ống này có đường kính 2 cm, khi nước được đưa vào, tạo thành áp suất đẩy bật “lưỡi gà” trên thân ống, làm cho nước thoát ra, ngấm dần vào đất, cung cấp nước cho cây mía. Đồng thời, “lưỡi gà” này cũng ngăn không cho đất, cát lọt vào gây tắc đường ống trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, các loại thuốc trừ sâu, bệnh pha sẵn cũng được ống dẫn chính hút và hòa cùng với nước để tưới cho cây mía.

Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt này sẽ giúp người trồng mía tiết kiệm được công lao động cũng như tiết kiệm nguồn nước tưới. Bởi nước chảy theo ống đặt ngầm dưới lòng đất, nước ngấm dần, trực tiếp cung cấp cho bộ rễ giúp cây mía hấp thụ nhiều và nhanh hơn so với cách tưới thông thường.

Người canh tác cũng tiết kiệm được lượng phân bón cho mía bởi phân không bị hao hụt nhiều như cách bón phun hay rải trước đây mà được hòa cùng với nước và bón trực tiếp cho bộ rễ. Ngoài ra, nước chạy ngầm và thấm dưới lòng đất khiến cho bề mặt ruộng mía hạn chế được các loại cây cỏ dại, từ đó giúp nhà nông tiết kiệm công chăm sóc.

Sau 4 tháng áp dụng hệ thống tưới nước và bón phân nhỏ giọt, 1 ha mía thí điểm của nhà ông Mười đang có tốc độ sinh trưởng tốt, vượt trội hơn hẳn so với các ruộng mía khác. Ông Mười phấn khởi chia sẻ: “Lúc đầu mới lắp đặt hệ thống, tôi cũng còn chần chừ, lo lắng. Tôi không tin làm sao mà cái ống bé xíu lại có thể cung cấp đủ nước cho cây mía.

Thế là tôi đào thử, cứ khoảng 20 phút, nước ngấm được 20 cm bề ngang đất. Khoảng 1 tiếng sau là thấm đẫm cả hai hàng đôi. Nhờ vậy mà đến thời điểm này, mía đã lên cao 50 cm, so với cách tưới trước thì hiệu quả hơn rất nhiều”. Ông Mười cho biết, cách tưới thông thường làm rẽ đất, hao nước mà lại không ngấm đều như tưới nhỏ giọt.

Một hệ thống ống như vậy có thể sử dụng trong vòng 10 năm nên các nhà nông có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư cho ruộng mía của mình. Theo ước tính, ruộng mía được sử dụng tưới nhỏ giọt sẽ cho năng suất khoảng 150 tấn/ha, cao gấp 1,5 lần so với cách làm thông thường.

Trao đổi với phóng viên, ông Hà Văn Hoạt-Trưởng trạm Khuyến nông huyện Kbang cho biết: Chúng tôi đang thực hiện thí điểm mô hình tưới nhỏ giọt trên 1 ha mía với mức đầu tư cho toàn bộ hệ thống là 67 triệu đồng. Cách làm này giúp tiết kiệm được công lao động, tiết kiệm nước tưới, tăng hiệu quả và năng suất cho cây mía.

Đặc biệt, hệ thống này rất thích hợp với các cánh đồng mía lớn có diện tích từ 5 ha trở lên. Hy vọng mô hình này sẽ được bà con nhân rộng trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Ba Điểm Cần Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Nông Thủy Sản Sang Phần Lan Và Bắc Âu Ba Điểm Cần Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Nông Thủy Sản Sang Phần Lan Và Bắc Âu

Ba điểm khi xuất khẩu nông thủy sản sang Phần Lan và Bắc Âu: Cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn Châu Âu; An toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà máy chế biến, sức khỏe cho người lao động; Bao bì nhãn mác.

27/10/2014
Công Ty Tôm Đầu Tiên Của Châu Á Đạt Chứng Nhận ASC Công Ty Tôm Đầu Tiên Của Châu Á Đạt Chứng Nhận ASC

“Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của hệ thống nuôi có trách nhiệm với tác động tối thiểu đến môi trường và xã hội. Với chứng nhận ASC, chúng tôi sẽ có thể chứng minh cho khách hàng của mình thấy trại nuôi của chúng tôi được quản lý một cách có trách nhiệm. Chứng nhận ASC mang lại những cơ hội mới.”- theo ông Ngô Quốc Tuấn, phó chủ tịch Quốc Việt.

27/10/2014
Cho Heo Nghe Nhạc Cho Heo Nghe Nhạc

Gia đình anh Phương có 4 người, gồm vợ chồng anh, con và mẹ già. Tuy ở phường nhưng đất của anh Phương cũng chỉ là đất nông nghiệp cằn cỗi không trồng được cây gì cho ra hồn. Tổng cộng anh có 1.600m2 đất, gồm nhà ở, vườn tạp, ao cá… Còn lại 320m2 anh làm chuồng nuôi heo.

27/10/2014
Diễn Đàn Khuyến Nông @ Nông Nghiệp Năm 2014 Diễn Đàn Khuyến Nông @ Nông Nghiệp Năm 2014

Ngày 23/10, tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến dự có ông Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia và hơn 350 đại biểu là cán bộ nông nghiệp, bà con nông dân của 13 tỉnh ĐBSCL.

27/10/2014
Nuôi Bồ Câu Pháp Chơi Ăn Thật Nuôi Bồ Câu Pháp Chơi Ăn Thật

Vợ chồng đều là viên chức nhà nước, nhưng gia đình anh Trương Công Định ở tổ 7, khu phố Tân An, thị trấn Tân Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lại thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Giá bán chim giống 500 ngàn đồng/cặp, chim thịt 100 ngàn đồng/cặp, trừ chi phí gia đình anh Định thu lãi gần 100 triệu đồng mỗi năm.

27/10/2014