Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Tưới Nước Nhỏ Giọt Cho Cây Mía

Triển Vọng Từ Mô Hình Tưới Nước Nhỏ Giọt Cho Cây Mía
Publish date: Monday. March 24th, 2014

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt được Trạm Khuyến nông huyện Kbang (Gia Lai) thực hiện thí điểm trên 1 ha mía của gia đình ông Phan Tấn Mười (thôn 3, xã Đông). Chỉ sau vài tháng triển khai, hệ thống này đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm vượt trội của mình, hứa hẹn đem lại những kết quả khả quan cho nông dân trồng mía.

Toàn bộ hệ thống gồm: máy bơm chính, hệ thống ống dẫn thuốc và ống dẫn nước được Trạm Khuyến nông đầu tư với tổng kinh phí 67 triệu đồng.

Cán bộ khuyến nông cũng trực tiếp hướng dẫn gia đình ông Mười cách lắp đặt máy bơm, cũng như cách đặt ống nhỏ giọt cho ruộng mía. Theo đó, ruộng mía được trồng theo kỹ thuật hàng đôi. Ống dẫn nước nhỏ giọt được chôn giữa hàng đôi có đầu nối với ống dẫn chính để lấy nước.

Ống này có đường kính 2 cm, khi nước được đưa vào, tạo thành áp suất đẩy bật “lưỡi gà” trên thân ống, làm cho nước thoát ra, ngấm dần vào đất, cung cấp nước cho cây mía. Đồng thời, “lưỡi gà” này cũng ngăn không cho đất, cát lọt vào gây tắc đường ống trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, các loại thuốc trừ sâu, bệnh pha sẵn cũng được ống dẫn chính hút và hòa cùng với nước để tưới cho cây mía.

Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt này sẽ giúp người trồng mía tiết kiệm được công lao động cũng như tiết kiệm nguồn nước tưới. Bởi nước chảy theo ống đặt ngầm dưới lòng đất, nước ngấm dần, trực tiếp cung cấp cho bộ rễ giúp cây mía hấp thụ nhiều và nhanh hơn so với cách tưới thông thường.

Người canh tác cũng tiết kiệm được lượng phân bón cho mía bởi phân không bị hao hụt nhiều như cách bón phun hay rải trước đây mà được hòa cùng với nước và bón trực tiếp cho bộ rễ. Ngoài ra, nước chạy ngầm và thấm dưới lòng đất khiến cho bề mặt ruộng mía hạn chế được các loại cây cỏ dại, từ đó giúp nhà nông tiết kiệm công chăm sóc.

Sau 4 tháng áp dụng hệ thống tưới nước và bón phân nhỏ giọt, 1 ha mía thí điểm của nhà ông Mười đang có tốc độ sinh trưởng tốt, vượt trội hơn hẳn so với các ruộng mía khác. Ông Mười phấn khởi chia sẻ: “Lúc đầu mới lắp đặt hệ thống, tôi cũng còn chần chừ, lo lắng. Tôi không tin làm sao mà cái ống bé xíu lại có thể cung cấp đủ nước cho cây mía.

Thế là tôi đào thử, cứ khoảng 20 phút, nước ngấm được 20 cm bề ngang đất. Khoảng 1 tiếng sau là thấm đẫm cả hai hàng đôi. Nhờ vậy mà đến thời điểm này, mía đã lên cao 50 cm, so với cách tưới trước thì hiệu quả hơn rất nhiều”. Ông Mười cho biết, cách tưới thông thường làm rẽ đất, hao nước mà lại không ngấm đều như tưới nhỏ giọt.

Một hệ thống ống như vậy có thể sử dụng trong vòng 10 năm nên các nhà nông có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư cho ruộng mía của mình. Theo ước tính, ruộng mía được sử dụng tưới nhỏ giọt sẽ cho năng suất khoảng 150 tấn/ha, cao gấp 1,5 lần so với cách làm thông thường.

Trao đổi với phóng viên, ông Hà Văn Hoạt-Trưởng trạm Khuyến nông huyện Kbang cho biết: Chúng tôi đang thực hiện thí điểm mô hình tưới nhỏ giọt trên 1 ha mía với mức đầu tư cho toàn bộ hệ thống là 67 triệu đồng. Cách làm này giúp tiết kiệm được công lao động, tiết kiệm nước tưới, tăng hiệu quả và năng suất cho cây mía.

Đặc biệt, hệ thống này rất thích hợp với các cánh đồng mía lớn có diện tích từ 5 ha trở lên. Hy vọng mô hình này sẽ được bà con nhân rộng trong thời gian tới.


Related news

Làm Giàu Từ Cây Vải Làm Giàu Từ Cây Vải

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

Friday. June 14th, 2013
Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên) Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên)

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

Saturday. February 2nd, 2013
Giá Cá Tra Giống Giảm Mạnh Giá Cá Tra Giống Giảm Mạnh

Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, từ giữa tháng 3/2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500 - 21.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước.

Saturday. June 15th, 2013
Gà Nội Có Cơ Hội Gà Nội Có Cơ Hội "Lên Ngôi"

Không chịu sức ép từ gà thải loại nhập lậu, trong khi khu cầu thực dịp tết tăng mạnh nên gà chăn nuôi trong nước được giá. Người tiêu cũng tin tưởng hơn vì gà chất lượng bảo đảm dịp Tết còn người chăn nuôi phấn khởi vì có thêm thu nhập.

Saturday. February 9th, 2013
Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.

Saturday. June 15th, 2013