Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Lươn Ở Xã Ngãi Hùng (Trà Vinh)
Anh Huỳnh Văn Thanh ở ấp Ngã Tư Một xã Ngãi Hùng huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đã tận dụng nền chuồng heo cũ, cải tạo, nâng cấp lại để nuôi lươn thương phẩm và đang có triển vọng.
Trên diện tích 15m2, anh Thanh thả nuôi 150kg lươn giống, trung bình 1m2 thả nuôi 10kg. Lươn giống được anh Thanh mua với giá 370.000 đ/kg. Sau 04 tháng thả nuôi lươn đạt trọng lượng trung bình từ 3- 4 con/kg và đang phát triển tốt. Anh Thanh cho biết, tỷ lệ lươn giống hao hụt khoảng 20% chủ yếu ở giai đoạn 02 tuần đầu sau khi thả nuôi. Từ đó trở về sau lươn phát triển tốt và không còn hao hụt nữa.
Theo anh Thanh, lươn cũng dễ nuôi, mỗi ngày cho lươn ăn từ 1-2 lần, sau mỗi lần cho ăn cần phải thay nước để giữ cho môi trường nước được sạch sẽ thì lươn sẽ không bị nhiễm bệnh. Thức ăn dành cho lươn là cá vụn cộng thêm với thức ăn công nghiệp. Với số lượng lươn giống như trên, trung bình chi phí tiền thức ăn mỗi ngày khoảng 60.000đ. Hiện nay giá lươn thương phẩm trên thị trường khoảng 150.000đ/kg.
Nếu tính chi phí và số lượng lươn giống hao hụt cùng sự phát triển nhanh từ ao lươn của gia đình anh Thanh, thì mô hình nuôi lươn hứa hẹn cho lãi cao và đang là một nghề đầy triển vọng. Từ kết quả ban đầu qua mô hình nuôi lươn của gia đình mình, anh Thanh đã vận động thêm 04 hộ nông dân khác trong xã thực hiện mô hình nuôi lươn thương phẩm và mỗi hộ thả nuôi được từ 50 – 150kg lươn giống.
Riêng đối với anh Huỳnh Văn Thanh, qua tìm hiểu được biết anh là một nông dân cần cù lao động, luôn tìm tòi học hỏi những mô hình mới để phát triển kinh tế cho gia đình. Anh cũng là một trong những nông dân được bình chọn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện năm 2008 – 2009 và năm nay tiếp tục được xét chọn danh hiệu này.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tiểu Cần, Lê Anh Ngãi nói: Với kết quả bước đầu từ mô hình nuôi lươn theo kỹ thuật mới này, thời gian tới Hội Nông dân huyện sẽ tập trung chỉ đạo nhân rộng mô hình ra toàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp hội viên nông dân tăng thu nhập phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết năm 2014 của Hội Nông dân đã đề ra.
Ngoài việc thực hiện mô hình nuôi lươn, anh Thanh còn đang sở hữu 13 công đất ruộng, 07 công đất vườn trồng dừa và 02 máy xới đất. Ngoài thu nhập từ ruộng, vườn, 02 máy xới đất cho thu nhập mỗi năm từ 90.000.000 – 100.000.000 đ. Cuộc sống gia đình anh Huỳnh Văn Thanh hiện nay khá ổn định.
Có thể bạn quan tâm
Được thiết kế theo hệ thống khép kín, khí gas sau khi qua điều áp dẫn thẳng vào bếp gas, có van khoá an toàn nên không bị rò rỉ và không có mùi hôi.
Là một người nông dân cần mẫn, ông Nguyễn Văn Tám ở miền quê nghèo Lâm Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) đã biến một vùng đất hoang, khô cằn sỏi đá thành một trang trại chăn nuôi có quy mô lớn và cho doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Hiện, trên địa bàn huyện có 72 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với quy mô trang trại và tương đương trang trại, trên 100 hộ chăn nuôi số lượng lớn; tổng đàn gia súc trên 14 nghìn con, gia cầm trên 1,2 triệu con. Là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về chăn nuôi, nhưng Bảo Thắng cũng luôn phải đối mặt với những đợt dịch bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh dịch trên đàn gia cầm.
Điều này đã kích thích nông dân giữ vững và tăng đàn do những lợi ích kinh tế thu lại. Tuy nhiên, việc các công ty sữa đổ vốn lớn vào đầu tư trang trại để phát triển vùng nguyên liệu mới thực sự là cú hích giúp tăng trưởng đàn bò sữa.
Đó là những lý do đầy thuyết phục để gần một năm qua, những hộ chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu mạnh dạn ứng dụng quy trình VietGap trong chăn nuôi bò sữa kể từ khi Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu milk) đủ điều kiện cấp chứng nhận vào tháng 11 - 2013.