Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Nuôi Dê Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn)

Triển Vọng Nuôi Dê Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn)
Ngày đăng: 22/04/2014

Với diện tích đất tự nhiên rộng, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi. Trong đó, nuôi dê đang là hướng phát triển kinh tế mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân. Tuy còn ở mức nhỏ lẻ nhưng nuôi dê đã mở ra hướng đi mới góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương, ổn định cuộc sống cho người dân.

Dê là loại động vật ăn tạp, dễ nuôi, có khả năng kháng bệnh cao, chịu được khí hậu khắc nghiệt. Dê được nuôi dưới hình thức chăn thả nếu chăn thả đúng thời gian trong một thời gian ngắn dê có thể tự biết về chuồng đúng giờ.

Dê nuôi khi trưởng thành có trọng lượng từ 30-45kg đối với dê cái, đối với dê đực trọng lượng có thể đạt từ 45-70kg. Khi mới sinh dê con chỉ nặng từ 1,7- 2,8kg nhưng sau 6 tháng nuôi có thể nặng từ 17- 24kg. Trên thị trường hiện nay, dê thịt được bán với giá dao động từ 110-130 nghìn đồng/kg.

Một năm dê đẻ 2 lứa mỗi lứa khoảng 2 con và trong vòng 4 tháng trở đi có thể bán, từ vài con dê ban đầu một năm người dân cũng có khoản thu lớn.

Năm 2012, qua thời gian tìm hiểu và nhận thấy nuôi dê thích hợp với điều kiện chăn thả của địa phương nên ông Hà Văn Ngoạn, tổ 9 Đồng Ngọc, thị trấn Bằng Lũng đã quyết định đầu tư phát triển mô hình này, ban đầu ông đầu tư được 3 cặp dê, sau khi nuôi đàn dê đã sinh trưởng được hai lứa đầu tiên, mỗi lứa được 1 con, lứa thứ 2 thường đẻ đôi và lứa thứ 3 đẻ ba. Đến nay, tổng đàn dê của ông đã đạt được 20 con. Con nặng nhất trong đàn dê của ông ước tính là 41kg tương đương với số tiền thu lại được khoảng trên dưới 5 triệu đồng/con.

Nhận thấy nuôi dê là hướng đi được thị trường tiếp nhận vì vậy từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xã Rã Bản và xã Đông Viên đã thực hiện Dự án hỗ trợ nuôi dê, các hộ tham gia phải có điều kiện về khu đất để làm chuồng, bãi chăn thả và được Dự án hỗ trợ về kĩ thuật, giống.

Thực hiện cuối năm 2013 đến nay đàn dê đã có những tín hiệu vui ban đầu, tổng đàn dê đã tăng về số lượng. Tại xã Đông Viên, với mức hỗ trợ 3 con dê/hộ (có 49 hộ tham gia) bằng với số tiền 6.900 nghìn đồng; nếu hộ nào mua giống dê quá số tiền hỗ trợ thì giảm số con hoặc các hộ bù thêm tiền. Đến thời điểm này, đàn dê của Dự án ở Đông Viên đã tăng lên 157 con cả đàn.

Chúng tôi đến thăm đàn dê của gia đình bà Nguyễn Thị Mơ, thôn Cốc Héc nuôi tập trung 4 hộ với nhau, các hộ thay phiên nhau chăm sóc dê, mỗi hộ hai ngày.

Từ 10 con dê ban đầu hiện đàn dê đã đẻ thêm được 11 con con, nâng tổng đàn lên 21 con. Theo đánh giá khoảng 4 tháng nữa sẽ tăng lên gấp đôi, đây thật sự đã mở ra cho các hộ tham gia có hướng đi phát triển kinh tế mới.

Bởi con dê, thời gian chăn thả ít một ngày chỉ thả tầm 2-3 tiếng là đàn dê ăn no. Riêng về thức ăn, ngoài lá cây, rau cỏ, tận dụng vườn trống trồng thêm rau và bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho dê đặc biệt trong thời điểm dê mang thai và cho con bú như lá mít, cám ngô... với cách nuôi dê tập trung sẽ dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh, đỡ mất một lúc nhiều người đi chăn thả.

Khi diện tích rừng trồng tăng, sẽ hạn chế việc phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò... thì nuôi dê là lựa chọn phù hợp bởi con dê là động vật ăn tạp, nguồn thức ăn sẽ phong phú hơn.

Huyện Chợ Đồn hiện nay có tổng đàn dê gần 1.000 con, tập trung tại các xã như Nam Cường, Yên Thượng, Bình Trung và thị trấn Bằng Lũng... để khuyến khích người dân chú trọng hơn trong mô hình phát triển đàn dê trong thời gian tới huyện Chợ Đồn sẽ tiếp tục có thêm những chính sách hỗ trợ để các hộ dân yên tâm hơn trong đầu tư phát triển chăn nuôi dê.

Với việc quy hoạch và định hướng đúng đắn, nghiên cứu thị trường thì nuôi dê là cách làm mang lại hiệu quả và từ Dự án hỗ trợ nuôi dê theo nguồn của nông thôn mới đã mở ra cho người dân hướng phát triển kinh tế giúp người dân ổn định nhanh cuộc sống, có thu nhập. Đây sẽ là cơ sở để huyện Chợ Đồn khuyến khích mở rộng mô hình ra toàn huyện.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Nuôi Trăn Đang Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Trăn Đang Phát Triển Mạnh

Phong trào nuôi trăn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển rầm rộ từ năm 1980, nhưng đến năm 1990 thì giá trăn trở nên bấp bênh do xuất khẩu không được thuận buồm xuôi gió, khiến cho nhiều hộ nuôi lao đao, thua lỗ, thậm chí có người còn mang trăn con vào rừng thả bỏ.

20/08/2013
Nỗi Lo Thiếu Quế Nguyên Liệu Nỗi Lo Thiếu Quế Nguyên Liệu

Vài năm gần đây, cây quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã lấy lại được thế đứng và trở thành một trong 10 đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Đây là tín hiệu vui để cây quế Trà Bồng phát triển, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui ấy là nỗi lo thiếu nguyên liệu.

20/08/2013
Sớm Thực Hiện Dứt Điểm Chính Sách Hỗ Trợ Cho Người Trồng Dừa Sớm Thực Hiện Dứt Điểm Chính Sách Hỗ Trợ Cho Người Trồng Dừa

Năm 2012, tình hình tiêu thụ dừa trái và các sản phẩm từ dừa gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập, đời sống của các hộ dân trồng dừa trong tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, giá dừa trái trên thị trường thế giới không ngừng rớt giá, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, đã kéo theo giá dừa trong nước giảm đáng kể.

20/08/2013
Người “Tiên Phong” Của Bản Người “Tiên Phong” Của Bản

Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.

20/08/2013
Thiếu Thương Hiệu Gạo VN Xuất Khẩu Không Do Thiếu Lúa Giống Chất Lượng Thiếu Thương Hiệu Gạo VN Xuất Khẩu Không Do Thiếu Lúa Giống Chất Lượng

“Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo không thể đổ hết lỗi cho nhà khoa học, rằng Việt Nam không có được các giống lúa đủ tiêu chuẩn để xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu".

20/08/2013