Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Nuôi Dê Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn)

Triển Vọng Nuôi Dê Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn)
Publish date: Tuesday. April 22nd, 2014

Với diện tích đất tự nhiên rộng, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi. Trong đó, nuôi dê đang là hướng phát triển kinh tế mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân. Tuy còn ở mức nhỏ lẻ nhưng nuôi dê đã mở ra hướng đi mới góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương, ổn định cuộc sống cho người dân.

Dê là loại động vật ăn tạp, dễ nuôi, có khả năng kháng bệnh cao, chịu được khí hậu khắc nghiệt. Dê được nuôi dưới hình thức chăn thả nếu chăn thả đúng thời gian trong một thời gian ngắn dê có thể tự biết về chuồng đúng giờ.

Dê nuôi khi trưởng thành có trọng lượng từ 30-45kg đối với dê cái, đối với dê đực trọng lượng có thể đạt từ 45-70kg. Khi mới sinh dê con chỉ nặng từ 1,7- 2,8kg nhưng sau 6 tháng nuôi có thể nặng từ 17- 24kg. Trên thị trường hiện nay, dê thịt được bán với giá dao động từ 110-130 nghìn đồng/kg.

Một năm dê đẻ 2 lứa mỗi lứa khoảng 2 con và trong vòng 4 tháng trở đi có thể bán, từ vài con dê ban đầu một năm người dân cũng có khoản thu lớn.

Năm 2012, qua thời gian tìm hiểu và nhận thấy nuôi dê thích hợp với điều kiện chăn thả của địa phương nên ông Hà Văn Ngoạn, tổ 9 Đồng Ngọc, thị trấn Bằng Lũng đã quyết định đầu tư phát triển mô hình này, ban đầu ông đầu tư được 3 cặp dê, sau khi nuôi đàn dê đã sinh trưởng được hai lứa đầu tiên, mỗi lứa được 1 con, lứa thứ 2 thường đẻ đôi và lứa thứ 3 đẻ ba. Đến nay, tổng đàn dê của ông đã đạt được 20 con. Con nặng nhất trong đàn dê của ông ước tính là 41kg tương đương với số tiền thu lại được khoảng trên dưới 5 triệu đồng/con.

Nhận thấy nuôi dê là hướng đi được thị trường tiếp nhận vì vậy từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xã Rã Bản và xã Đông Viên đã thực hiện Dự án hỗ trợ nuôi dê, các hộ tham gia phải có điều kiện về khu đất để làm chuồng, bãi chăn thả và được Dự án hỗ trợ về kĩ thuật, giống.

Thực hiện cuối năm 2013 đến nay đàn dê đã có những tín hiệu vui ban đầu, tổng đàn dê đã tăng về số lượng. Tại xã Đông Viên, với mức hỗ trợ 3 con dê/hộ (có 49 hộ tham gia) bằng với số tiền 6.900 nghìn đồng; nếu hộ nào mua giống dê quá số tiền hỗ trợ thì giảm số con hoặc các hộ bù thêm tiền. Đến thời điểm này, đàn dê của Dự án ở Đông Viên đã tăng lên 157 con cả đàn.

Chúng tôi đến thăm đàn dê của gia đình bà Nguyễn Thị Mơ, thôn Cốc Héc nuôi tập trung 4 hộ với nhau, các hộ thay phiên nhau chăm sóc dê, mỗi hộ hai ngày.

Từ 10 con dê ban đầu hiện đàn dê đã đẻ thêm được 11 con con, nâng tổng đàn lên 21 con. Theo đánh giá khoảng 4 tháng nữa sẽ tăng lên gấp đôi, đây thật sự đã mở ra cho các hộ tham gia có hướng đi phát triển kinh tế mới.

Bởi con dê, thời gian chăn thả ít một ngày chỉ thả tầm 2-3 tiếng là đàn dê ăn no. Riêng về thức ăn, ngoài lá cây, rau cỏ, tận dụng vườn trống trồng thêm rau và bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho dê đặc biệt trong thời điểm dê mang thai và cho con bú như lá mít, cám ngô... với cách nuôi dê tập trung sẽ dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh, đỡ mất một lúc nhiều người đi chăn thả.

Khi diện tích rừng trồng tăng, sẽ hạn chế việc phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò... thì nuôi dê là lựa chọn phù hợp bởi con dê là động vật ăn tạp, nguồn thức ăn sẽ phong phú hơn.

Huyện Chợ Đồn hiện nay có tổng đàn dê gần 1.000 con, tập trung tại các xã như Nam Cường, Yên Thượng, Bình Trung và thị trấn Bằng Lũng... để khuyến khích người dân chú trọng hơn trong mô hình phát triển đàn dê trong thời gian tới huyện Chợ Đồn sẽ tiếp tục có thêm những chính sách hỗ trợ để các hộ dân yên tâm hơn trong đầu tư phát triển chăn nuôi dê.

Với việc quy hoạch và định hướng đúng đắn, nghiên cứu thị trường thì nuôi dê là cách làm mang lại hiệu quả và từ Dự án hỗ trợ nuôi dê theo nguồn của nông thôn mới đã mở ra cho người dân hướng phát triển kinh tế giúp người dân ổn định nhanh cuộc sống, có thu nhập. Đây sẽ là cơ sở để huyện Chợ Đồn khuyến khích mở rộng mô hình ra toàn huyện.


Related news

4 Giống Khoai Tây Tốt 4 Giống Khoai Tây Tốt

Việc phát triển cây trồng vụ đông nói chung, nhất là khoai tây phải gắn với thị trường tiêu thụ và chế biến. Vụ đông năm nay, thời tiết diễn biến rất phức tạp, đầu vụ trong tháng 9 do ảnh hưởng liên tiếp của 3 cơn bão đã gây lũ lụt ngập úng kéo dài, làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất vụ đông sớm đối với các loại cây trồng, nhất là cây rau, đậu tương, ngô

Tuesday. October 18th, 2011
"Sát Thủ" Của Người Nuôi Tôm

Máy kéo quạt sục khí từ lâu đã trở thành máy chém đối với dân nuôi tôm. Biết rõ điều này, nhưng nông dân vẫn không lắp lồng bảo hiểm và thực hiện các quy định về an toàn công nghiệp. Tai nạn xảy ra khi anh loay hoay với chiếc máy nổ Đông Phong kéo giàn cánh quạt sục khí nuôi tôm. Do vướng tay áo vào trục quay, chiếc máy đã hút anh vào vòng tua xoay tròn

Sunday. October 23rd, 2011
Nuôi Cua Xen Canh Với Tôm Sú Nuôi Cua Xen Canh Với Tôm Sú

Nghề nuôi tôm sú thời gian qua cũng trải qua lắm thăng trầm do ảnh hưởng của thời tiết, nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh liên tục, giá thuốc, thức ăn tăng cao, giá sản phẩm lên xuống thất thường. Nhiều hộ dân do thất thu tôm nhiều năm phải bán đất hay sản xuất cầm chừng hoặc chuyển sang nuôi một số đối tượng thủy sản khác

Tuesday. October 25th, 2011
Giá Cao Su Tăng Mạnh Vì Trận Giá Cao Su Tăng Mạnh Vì Trận "Đại Hồng Thủy" Ở Thái Lan

Cơn "đại hồng thủy" lịch sử kéo dài đã vài tháng nay tại Thái Lan - nhà sản xuất cao su hàng đầu thế giới, đã giáng một đòn nặng vào nguồn cung nguyên liệu chiến lược này và đẩy giá cao su thế giới lên cao trong tuần qua

Monday. October 31st, 2011
Thành Lập Nghiệp Đoàn Nghề Cá Ở Bình Thuận Thành Lập Nghiệp Đoàn Nghề Cá Ở Bình Thuận

Tại buổi lễ, 121 đoàn viên của Nghiệp đoàn đã được trao thẻ đoàn viên và gắn huy hiệu Công đoàn Việt Nam. Ban chấp hành Nghiệp đoàn lâm thời gồm 7 người, ông Nguyễn Hùng Hoàng được chỉ định làm chủ tịch Ban chấp hành lâm thời Nghiệp đoàn

Friday. November 11th, 2011