Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không dễ có thương hiệu gạo Việt

Không dễ có thương hiệu gạo Việt
Ngày đăng: 22/10/2015

Ngày 20-10, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Bộ Khoa học - Công nghệ và UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp tổ chức hội nghị triển khai đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.

Không thể chấp nhận

Theo kế hoạch, đến năm 2020 sẽ có khoảng 20% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chính thức có thương hiệu riêng

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết sau 30 năm đổi mới, Việt Nam từ nước thiếu lương thực đã vươn lên đứng hàng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo với năng lực mỗi năm xuất khẩu từ 6-8 triệu tấn, giá trị kim ngạch đạt từ 3-3,7 tỉ USD.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, liên kết chuỗi giá trị còn yếu, chất lượng nông sản chưa đồng đều nên rất khó xây dựng được thương hiệu.

Cho rằng xây dựng thương hiệu gạo là “hết sức cấp bách nhưng ông Nam cũng thừa nhận thời gian qua, Việt Nam đã chậm chân trong công tác này.

Bằng chứng là một số doanh nghiệp (DN) làm tốt thương hiệu nhưng khi đưa ra nước ngoài thì bị đánh cắp mà chẳng biết cầu cứu đến ai.

Trong khi đó, phần lớn các DN xuất khẩu gạo vào thị trường EU hoặc châu Phi đều qua trung gian là Thái Lan hoặc Campuchia.

“Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng DN nước ngoài mang bao bì, nhãn mác của họ vào mua gạo Việt Nam để xuất khẩu.

Để khắc phục tình trạng này thì nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cơ chế chính sách.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ giúp quảng bá thương hiệu cũng như tìm kiếm thị trường, còn việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia có thành công hay không chính là từ các DN.

Bởi lẽ, DN muốn có gạo chất lượng để xuất khẩu thì phải xây dựng được vùng lúa nguyên liệu”- ông Nam nhấn mạnh.

Đừng mạnh ai nấy làm

Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết trước đây, nông dân sản xuất lúa cao sản như IR 50404 để giải quyết đến 50% nhu cầu xuất khẩu đối với các thị trường cần gạo phẩm cấp thấp như Trung Quốc hay châu Phi.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác nên cần sắp xếp lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa và an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ cho những thị trường cao cấp.

Ông Huệ cho rằng muốn làm được điều đó thì khâu quan trọng đầu tiên là nông dân phải sử dụng giống lúa thuần chủng (giống xác nhận) chứ không để tiếp tục xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm.

Gạo Việt Nam cũng rất khó có thương hiệu vì hiện vẫn còn trên 90% sản lượng lúa của nông dân bán thông qua thương lái.

Vì muốn có lợi nhuận cao, nhiều thương lái không ngần ngại trộn nhiều giống lúa khác nhau trước khi giao cho DN chế biến xuất khẩu.

Đồng quan điểm này, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An tại TP Cần Thơ, cho biết đã trực tiếp sản xuất suốt hơn 19 năm nên ông thấy việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia là hết sức cấp bách.

“Không còn con đường nào khác là DN phải xây dựng thương hiệu gạo quốc gia từ vùng nguyên liệu chứ không phải ở trong hội trường theo kiểu muốn vẽ hình cô gái như thể nào thì vẽ” - ông Bình thẳng thắn.

Chất lượng là trên hết

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Lộc Trời (An Giang), khẳng định khi nào DN có gạo ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới bàn đến chuyện làm thương hiệu và giá cả.

Thậm chí, khi đã có thương hiệu rồi cũng rất khó giữ được vì còn nhiều DN kinh doanh gạo không nhãn mác, tràn lan ngoài thị trường mà không phải chịu thuế.

Trong khi đó, các DN làm ăn đàng hoàng và bài bản thì lại phải chịu mức thuế GTGT 5%.


Có thể bạn quan tâm

Xây Nhà Lầu Nuôi Chim Yến Xây Nhà Lầu Nuôi Chim Yến

Trong suy nghĩ của tôi, cứ tưởng rằng chim yến là loài hoang dã chỉ quen sống ở những vùng biển khơi, hải đảo… Không ngờ loài chim “quý tộc”- được xem như sứ giả của mùa xuân ấy lại có thể chọn vùng đất biên giới Tân Biên để làm chỗ “định cư”.

02/11/2013
Hướng Dẫn Hội Viên Nuôi Bò Hướng Dẫn Hội Viên Nuôi Bò

Hội ND xã Lê Chánh (thị xã Tân Châu) phối hợp cùng Phòng Kinh tế thị xã vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi bò cho hội viên ND.

24/07/2013
Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm Đem Lại Hiệu Quả Cao Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm Đem Lại Hiệu Quả Cao

Sáng 1/11, UBND huyện Tuy An tổ chức tổng kết mô hình thí điểm nuôi cá lóc thương phẩm trong bể xi măng. Mô hình do Phòng NN-PTNT huyện Tuy An thực hiện và chọn hộ gia đình ông Trần Văn Tý ở thôn Giai Sơn, xã An Mỹ tham gia.

04/11/2013
Giòn Thơm Cần Nước Thống Nhất Giòn Thơm Cần Nước Thống Nhất

Ở Đồng Nai, chỉ có vùng đất Bàu Sậy giáp suối Ba, suối Lầy ở các xã Gia Kiệm, Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) mới trồng được rau cần nước nõn nà, ăn vừa giòn vừa thơm. Cần nước vùng này trở thành loại rau đặc sản được nhiều thương lái các tỉnh, thành phía Nam đặt mua.

04/11/2013
Phát Triển Trang Trại, Gia Trại Phát Triển Trang Trại, Gia Trại

Khai thác lợi thế đất đồi rộng, thuận lợi cho việc chăn nuôi gà thả vườn, những năm qua các hộ dân thôn Tân Yên (xã Hồng Thái Đông - Quảng Ninh) đã tích cực áp dụng mô hình trang trại, gia trại trồng cây ăn quả, trồng rừng, kết hợp chăn gà thả vườn.

26/07/2013