Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà phê Việt ngon số 1 thế giới bị ruồng bỏ

Cà phê Việt ngon số 1 thế giới bị ruồng bỏ
Ngày đăng: 22/10/2015

Cà phê Arabica (cà phê chè) Đà Lạt, Lâm Đồng mới đây đã được “ông lớn” Starbucks (Mỹ) công nhận là một trong bảy loại cà phê ngon nhất thế giới và được bày bán tại 21.000 cửa hàng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, điều nghịch lý là diện tích loại cà phê nổi tiếng này ở Đà Lạt ngày càng teo tóp và có nguy cơ biến mất.

Trên 1,2 triệu đồng/kg

Ở độ cao trên 1.500 m so với mặt nước biển, có nhiều vùng đồi dốc thoai thoải cùng khí hậu mát mẻ với nền đất đỏ bazan, Cầu Đất (xã Xuân Trường, Đà Lạt) được xem là vùng đắc địa, lý tưởng nhất cho giống cà phê Arabica phát triển.

Chính vì vậy cách đây khoảng 140 năm, người Pháp đã đưa cà phê Arabica sang trồng tại vùng đất này.

Cụ Lê Văn Thọ (85 tuổi, ngụ xã Xuân Trường) nhớ lại: “Cách đây khoảng 60 năm, lúc tôi còn làm công nhân đồn điền cho người Pháp đã nghe nói đến loại cà phê nổi tiếng này.

Khi ấy người Pháp thu hoạch cà phê ở Đà Lạt rồi chế biến tại chỗ, đóng gói gắn nhãn hiệu “Arabica du Tonkin” chuyển đi phục vụ giới thượng lưu, quý tộc và xuất khẩu sang nhiều nước.

Còn với người bình thường thì hầu như không mấy ai được biết đến hương vị loại cà phê trồng ở Cầu Đất này”.

Mới đây, sản phẩm cà phê rang xay Arabica Cầu Đất chính thức vươn ra thế giới thông qua hệ thống cửa hàng Starbucks.

Được biết loại cà phê này được bán với giá mỗi ký đã rang kèm hương liệu lên đến gần 50 USD (trên 1,2 triệu đồng) và được xếp vào dòng sản phẩm cao cấp.

Báo động

Hiện nay loại cà phê ngon số 1 thế giới này vẫn hiện diện trên vùng đất cao nguyên nhưng diện tích ngày càng bị thu hẹp đến mức báo động.

Theo Chi cục Thống kê TP Đà Lạt, tổng diện tích cà phê trên địa bàn chỉ còn hơn 3.400 ha (chủ yếu là cà phê Arabica, được phân bố tại ba xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung) trong tổng số 140.000 ha cà phê của tỉnh.

Theo cơ quan này, diện tích và sản lượng cà phê Arabica Đà Lạt vẫn tiếp tục sụt giảm theo từng năm.

Ông Trương Diên Tỵ (64 tuổi, xã Xuân Trường) chia sẻ từ năm 10 tuổi ông đã cùng gia đình bám trụ lại vùng đất này.

Chỉ tay về đồi cà phê phía trước, ông nói giọng buồn: “Trước đây khu vực này toàn là cà phê Arabica.

Nhưng nay gia đình tôi và nhiều gia đình khác bỏ trồng cà phê Arabica để chuyển sang trồng cà phê vối (robusta), trồng chè, tiêu,...

để cải thiện đời sống”.

Nhiều nông dân khác cũng cho hay cà phê Arabica rất khó tính, dễ bị sâu bệnh tấn công, chi phí đầu tư nhiều và rất dễ bị tổn thương khi nhiệt độ quá lạnh hoặc chăm sóc không đúng cách...

Còn cà phê Robusta dễ trồng, sản lượng cao và có sức đề kháng mạnh hơn cà phê Arabica.

Cụ thể, năng suất bình quân cà phê Arabica thấp chỉ đạt 1,5-2 tấn/ha, trong khi cà phê Robusta 4-6 tấn/ha, thậm chí 8-10 tấn/ha.

giá một tấn cà phê Robusta dao động 34-35 triệu đồng, còn cà phê Arabica cũng chỉ ở mức 40-42 triệu đồng.

Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng nếu không có giải pháp để giúp nông dân trồng cà phê Arabica có thu nhập ít nhất cũng bằng trồng các loại cà phê khác thì loại cà phê này có nguy cơ bị xóa sổ.

“Trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế mang lại không cao, sâu bệnh diễn biến phức tạp… nên nhiều hộ dân đã phá bỏ vườn cà phê Arabica.

Chỉ trong năm năm qua, diện tích cà phê Arabica của xã giảm khoảng 300 ha, hiện chỉ còn khoảng 1.000 ha” - ông Hà Phước Ta, Bí thư xã Xuân Trường, cảnh báo.

Giấc mơ Arabica

Ngay sau khi có thông tin tập đoàn Starbucks đưa cà phê Đà Lạt vào hệ thống, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 địa phương sẽ có khoảng 30.000 ha cà phê Arabica.

Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, địa phương đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm biến khu vực Nam Tây Nguyên trở thành một trong những vùng sản xuất cà phê Arabica ngon nhất thế giới.

“Xét về mọi mặt, Lâm Đồng là địa phương hội tụ đầy đủ yếu tố để có thể biến giấc mơ trên thành hiện thực.

Cụ thể, tỉnh có diện tích cà phê lớn thứ hai cả nước, chỉ sau Đắk Lắk.

Đặc biệt là địa phương sở hữu một vùng đất có cây cà phê Arabica chất lượng cao nhất Việt Nam” - ông S nhấn mạnh.

Sự sốt sắng của lãnh đạo chính quyền địa phương là điều dễ hiểu.

Nhưng vẫn chưa có một giải pháp nào hiệu quả để phát triển cà phê Arabica, dù khó khăn trước mắt đã xuất hiện những người nông dân.

Với ông Trương Diên Tỵ tỏ ra trăn trở khi chúng tôi nói đến chuyện chính quyền địa phương sẽ triển khai phát triển mạnh cà phê Arabica.

Ông Tỵ nói: “Nghe người ta nói 1 kg Arabica bán trên thị trường giá cả triệu đồng nhưng nông dân chúng tôi bán ra cũng chỉ hơn các loại cà phê bình thường vài ngàn đồng.

Trong khi đó, cà phê Arabica sản lượng chỉ bằng một nửa so với các loại cà phê khác thì nông dân cũng không mặn mà để trồng cà phê nổi tiếng này đâu, trừ khi Nhà nước có phương án hỗ trợ thỏa đáng và tìm đầu ra ổn định thì nông dân mới yên tâm sản xuất”.

Trang trại cà phê chồn Đà Lạt

Ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã lên Đà Lạt đầu tư 42 tỉ đồng xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.

Trang trại quy mô rộng 2 ha được ông Minh mua lại vườn trồng cà phê Moka đang vào thời kỳ kinh doanh của người dân địa phương.

Còn về giống chồn, ông mua 120 con chồn hương (cầy vòi hương) từ Indonesia và tại Đắk Lắk, đảm bảo là giống có nguồn gốc, xuất xứ, lý lịch về gia phả rõ ràng.

Mỗi ký cà phê chồn bán với giá 20 triệu đồng, 200.000 đồng/ly.

Trước khi đưa cà phê Arabica Đà Lạt vào hệ thống, tập đoàn chuyên kinh doanh cà phê nổi tiếng thế giới Starbucks chỉ chọn sáu địa phương tại Indonesia, Kenya, Rwanda, Brazil, Colombia và Guatemala làm nhà cung cấp cà phê Arabica.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên Chuyển Đổi Cây Trồng Tại Các Hợp Tác Xã Hiệu Quả Cao, Cần Nhân Rộng Phú Yên Chuyển Đổi Cây Trồng Tại Các Hợp Tác Xã Hiệu Quả Cao, Cần Nhân Rộng

Nhờ chuyển một số diện tích lúa 1 vụ, cho năng suất thấp sang mô hình trồng các loại cây có giá trị kinh tế kết hợp nuôi cá…, nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã mang lại doanh thu cao, tăng thu nhập cho các thành viên trong HTX.

23/06/2014
Từ Ngày 25/6 - 5/7/2014 Xuất Hiện Đợt Rầy Nâu Phá Hại Lúa Hè Thu Từ Ngày 25/6 - 5/7/2014 Xuất Hiện Đợt Rầy Nâu Phá Hại Lúa Hè Thu

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo nông dân cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, thường xuyên theo dõi diễn biến các đối tượng dịch bệnh gây hại lúa. Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố hướng dẫn nông dân phun xịt thuốc phòng trừ rầy nâu theo nguyên tắc “4 đúng” để bảo vệ các trà lúa hè thu.

23/06/2014
Hợp Tác Giữ Giá Cây Rau Hợp Tác Giữ Giá Cây Rau

Cơ sở Sản xuất rau an toàn Tiến Huy ở thôn Định An, xã Hiệp An (Đức Trọng - Lâm Đồng) đã hợp tác với nông dân xây dựng khép kín mô hình sản xuất luân canh các giống rau chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường, góp phần ổn định thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất quanh vùng.

23/06/2014
Hơn 3.000 Trái Bưởi “Lễ Cát Tường” Bán Tết 2015 Hơn 3.000 Trái Bưởi “Lễ Cát Tường” Bán Tết 2015

Sau hơn 3 đợt thử nghiệm, đến nay, sản phẩm bưởi lễ Cát Tường với hình dáng một bàn tay nâng trái, mà nhiều người gọi là “Bưởi bàn tay Phật” đã được sản xuất thành công. Hiện có khoảng 50 nhà vườn tham gia sản xuất loại bưởi mới này để cung cấp cho thị trường Tết Ất Mùi 2015 sắp tới.

27/11/2014
Mở Rộng Diện Tích Ca Cao Xen Canh Vườn Cây Ăn Trái, Tăng Thêm Thu Nhập Cho Nông Hộ Mở Rộng Diện Tích Ca Cao Xen Canh Vườn Cây Ăn Trái, Tăng Thêm Thu Nhập Cho Nông Hộ

Theo ông Nguyễn Hoàng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 – 2014, Tiền Giang đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích ca cao theo mô hình xen canh trong vườn cây ăn trái toàn tỉnh lên đến 2.400 ha.

27/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.