Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Nghề Nuôi Hàu Bằng Bè Trên Sông

Triển Vọng Nghề Nuôi Hàu Bằng Bè Trên Sông
Ngày đăng: 23/05/2014

Qua học hỏi kinh nghiệm các mô hình nuôi hàu ở các tỉnh ven biển, anh Nguyễn Văn Thiệu đã về quê (khóm 5, Thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đầu tư nuôi hàu bằng bè trên sông nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Đến nay, sau hơn một năm áp dụng, anh Thiệu đã đạt được thành công bước đầu, và thu hút sự quan tâm của người dân đến tham quan, học hỏi cách làm, đây là cơ hội mở ra hướng làm kinh tế mới tại địa phương.

Ban đầu anh đầu tư hơn 150 triệu đồng để đóng bè, mua giá thể để nuôi hàu thương phẩm trên sông. Bè nuôi hàu của gia đình có diện tích 270 m2 (dài 45 m, rộng 6 m), giá thể là những tấm tole xi măng để ấu trùng hàu bám vào, sinh trưởng và phát triển (nguồn con giống có sẵn trong tự nhiên).

Sau khi chuẩn bị bè và giá thể, anh tiến hành đưa 1.200 giá thể xuống bè, mỗi tấm giá thể hai đầu có dây để treo vào khung sắt. Hơn 1 năm chăm sóc, anh đã thu hoạch hàu lứa đầu với 80 tấm giá thể, thu về gần 40 triệu đồng.

Theo kinh nghiệm của anh Thiệu, thời gian đưa giá thể xuống bè nuôi thích hợp nhất là từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng 3 vì đây là thời điểm ấu trùng hàu trong môi trường tự nhiên nhiều nhất trong. Bên cạnh đó, việc chọn vị trí nuôi hàu là rất quan trọng: Bè nuôi hàu nên neo ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn từ 20 đến 30ppt, độ pH từ 7,5 đến 8,5; nguồn nước sạch, có dòng chảy nhẹ, có nhiều sinh vật phù du. Bè nuôi phải đảm bảo ngập nước khi nước ròng.

Sau hơn 1 năm đầu tư nuôi hàu, nhận thấy được hiệu quả kinh tế từ loài thủy đặc sản này, anh tiếp tục đầu tư hơn 40 triệu đồng để làm mới 1 bè và hơn 1.000 giá thể để nuôi thử nghiệm hàu trong ao.

Anh Thiệu chia sẻ, tiềm năng phát triển nuôi hàu thương phẩm tại địa phương là rất lớn, cần được quan tâm đầu tư khai thác, vừa tận dụng được nguồn hàu giống trong tự nhiên, cũng như khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước trên các cửa sông, cửa biển.

Mô hình nuôi hàu của anh Thiệu có hiệu quả đã thu hút sự quan tâm của bà con xung quanh, nhiều hộ dân ở địa phương đã đến tham quan, học tập cách làm.

Với nhiều ưu điểm như kỹ thuật nuôi đơn giản, ít tốn công chăm sóc, ít rủi ro, hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh, không cần đầu tư con giống, thức ăn, vừa dễ nuôi, lại cho thu nhập cao, nghề nuôi hàu thương phẩm bằng bè trên sông đang mở ra một triển vọng mới, phát triển kinh tế gắn với phục hồi môi trường sinh thái rừng ngập mặn, góp phần giảm nghèo, giải quyết lao động nhàn rỗi tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra

Nhóm nghiên cứu Đặng Quốc Cường, Công ty cổ phần BVTV Delta, Cần Thơ; Trương Thị Nga, khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ và Trần Thị Diễm Phúc, Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra”, với mục đích tận dụng lại nguồn dưỡng chất có trong nước thải ao ươm cá tra giống cung cấp cho quá trình phát triển của cây lúa, góp phần hạn chế ô nhiễm nước mặt từ quá trình ươm cá tra giống.

14/04/2015
Hơn một tỷ đồng hỗ trợ nuôi cá thâm canh cao Hơn một tỷ đồng hỗ trợ nuôi cá thâm canh cao

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.

14/04/2015
Làm giàu từ nuôi cá và ba ba Làm giàu từ nuôi cá và ba ba

Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.

14/04/2015
Nỗi lo tôm giống Nỗi lo tôm giống

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.

14/04/2015
Về Vàm Nao xem bắt cá bông lau Về Vàm Nao xem bắt cá bông lau

Nói đến cá bông lau, người ta nghĩ ngay đến sông Vàm Nao. Đây là đoạn sông lớn nhất nối sông Tiền với sông Hậu, gắn với nhiều câu chuyện huyền bí của dân “bà cậu”. Xem săn cá bông lau, rồi chế biến ngay trên dòng sông Hậu, kết hợp với tự tay hái bắp, bẻ cà, thu hoạch ấu… đang trở thành tour du lịch thú vị với những người yêu sông nước.

14/04/2015