Trồng Khổ Qua Đón Tết
Khổ qua là một loại rau xanh có thể tác dụng trị bệnh, lại chế biến được khá nhiều món ăn ngon. Theo y học cổ truyền, trái khổ qua có vị đắng-ngọt, tính bình; ăn khổ qua dễ tiêu hóa, có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tiểu đường.
Gần đây, một số người dùng trái khổ qua làm vật chưng cúng trên bàn thờ ông Địa, với ý tưởng “chưng cúng khổ qua để không còn chịu cảnh khổ cực”.
Anh Nguyễn Văn Tiến, một nông dân chuyên trồng hàng bông ở xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) đầu tư trồng 0,3 ha khổ qua bằng phương pháp khép kín theo chuẩn VietGap. Nhờ canh đúng thời gian xuống giống để khổ qua cho thu hoạch rộ vào dịp gần tết nên anh bán được với giá khá cao.
Những ngày cuối năm, khổ qua bán tại rẫy cho thương lái giá tăng dần từ 6.000 đồng/kg lên 8.000 đồng rồi 12.000 đồng/kg. Vào ngày 30 Tết, thương lái nâng giá lên 20.000 đồng/kg và yêu cầu anh Tiến thu hái cả những trái nhỏ chưa tới lứa. Tính ra, vụ này anh Tiến thu lời được hơn 60 triệu đồng từ 0,3 ha khổ qua.
Mấy ngày tết, nhiều thương lái từ chợ Long Hoa tìm đến các chợ vùng nông thôn thu gom khổ qua với giá cao. Một thương lái cho biết: khổ qua hút hàng vì nhiều người tìm mua về chưng cúng chứ không phải để ăn.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.
Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành hàng đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông Nhãn đã tận dụng 2 ha mặt nước để nuôi cá linh từ năm 2007 đến nay, mỗi năm cá linh của ông nuôi trong ao đều thắng đậm, bán được giá cao mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.
Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
Trong tháng 2/2014, nông dân đã thả nuôi vụ tôm mới trên diện tích hơn 30.620ha. Trong đó, nuôi tôm sú công nghiệp - bán công nghiệp hơn 1.030ha, còn lại là thả nuôi với các hình thức khác như: quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, nuôi tôm thẻ chân trắng...
Trong quá trình tìm hiểu vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu tại chỗ và cho hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Công Minh (Bình An, Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã chọn nuôi gà Đông Tảo (còn gọi là gà Đông Cảo).