Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Sạch Cát Tiên

Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Sạch Cát Tiên
Ngày đăng: 12/02/2014

Nói đến nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, người ta thường nghĩ đến cà phê, trà, dâu tằm… Thế nhưng, “Lúa gạo Cát Tiên” là sản phẩm nông nghiệp thứ năm của tỉnh Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhận thương hiệu.

Ông Ngô Xuân Hiển – Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên - cho biết, nước và phù sa của sông Đồng Nai đã tưới và bồi đắp cho cánh đồng Cát Tiên có được hạt lúa mang hương vị đặc biệt và được xem là cây trồng chủ lực của huyện.

Để phát triển thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên”, thời gian qua, huyện đã tập trung khảo nghiệm, chọn lọc các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương để ứng dụng vào sản xuất. Đồng thời, phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất lúa giống nhằm chủ động nguồn giống chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất, tổ chức liên kết với các công ty giống để sản xuất và tiêu thụ lúa giống.

Bên cạnh đó, việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Gạo sạch Cát Tiên” đã được huyện thực hiện và chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh lúa, gạo để cấp thương hiệu cho sản phẩm “Gạo sạch Cát Tiên”, “Lúa giống Cát Tiên”. Đến nay, việc cung ứng sản phẩm của Cát Tiên ra thị trường đã từng bước tạo được vị thế. Năm 2013 vừa qua, lần đầu tiên Cát Tiên đã đưa ra thị trường ngoài tỉnh 2.000 tấn gạo hàng hóa mang thương hiệu "Lúa gạo Cát Tiên".

Theo kế hoạch, Cát Tiên sẽ nâng diện tích lúa canh tác 3 vụ từ gần 1.000 ha hiện nay lên 1.700 ha, năng suất bình quân từ 50 tạ lên 58 tạ/ha/vụ vào năm 2020. Đặc biệt, huyện phấn đấu xây dựng được vùng lúa chất lượng cao khoảng 1.500 ha để đưa nhãn hiệu "Lúa gạo Cát Tiên" hiện nay thành thương hiệu "Lúa gạo Cát Tiên" vào năm 2020.

Không những thế, Cát Tiên còn xây dựng các “cánh đồng mẫu” sản xuất lúa chất lượng cao theo quy trình VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng giá trị sản xuất, hướng tới được công nhận vùng sản xuất và sản phẩm lúa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn.

Theo ông Nguyễn Văn Thịnh - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phước Cát, từ khi thực hiện mô hình HTX, người dân chủ động những sản phẩm do mình làm ra với hiệu quả cao hơn, tinh thần tập thể được nâng cao, quan trọng hơn là đảm bảo sản phẩm của bà con nông dân có đầu ra ổn định.

Vừa qua, HTX đã ký kết với Công ty CP lựa chọn xanh tại TP.HCM thực hiện phân phối độc quyền gạo Cát Tiên. Ngoài ra, HTX Cát Thịnh cũng đã xây dựng Nhà máy xay xát lớn nhất huyện và đã được UBND huyện cấp quyền sử dụng nhãn hiệu "Lúa gạo Cát Tiên".

Trong Chương trình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011-2015, huyện Cát Tiên đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành các chỉ tiêu: Trên 12% diện tích đất canh tác nông nghiệp được sản xuất theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Có 1 đến 2 sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng.


Có thể bạn quan tâm

Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Ở 8 Xã Biên Giới Đạt 16 Triệu Đồng/người/năm Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Ở 8 Xã Biên Giới Đạt 16 Triệu Đồng/người/năm

Qua triển khai đề án, diện tích sản xuất lúa cả năm 2013 của 8 xã biên giới thuộc huyện Tân Hồng, Hồng ngự và thị xã Hồng Ngự là 36.786 ha với tổng sản lượng 241.610 tấn. Số lượng chăn nuôi trâu, bò của các xã nói trên đạt 6.661 con; diện tích nuôi thủy sản là 650 ha với tổng sản lượng 27.210 tấn.

09/10/2014
Câu Chuyện Làm Giàu Của Một Nông Dân Vùng Biên Câu Chuyện Làm Giàu Của Một Nông Dân Vùng Biên

Sinh ra và lớn lên ở huyện Tân Hồng, khởi nghiệp gian nan với số đất ít ỏi trồng lúa ở vùng biên giới nhưng bằng sự năng động, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang đến thành công cho anh Nguyễn Văn Phụng (SN 1969) ấp Đuôi Tôm, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng.

09/10/2014
Vị Xuyên Tăng Diện Tích Cải Xa-Lát Vụ Đông Vị Xuyên Tăng Diện Tích Cải Xa-Lát Vụ Đông

Cải Xa-lát là loại cây trồng vụ Đông, đã được bà con nông dân xã Đạo Đức trồng đại trà trong những vụ Đông trước đây. Qua thực tế cho thấy, đây là loại cây trồng ngắn ngày, công chăm sóc ít, nguồn tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

09/10/2014
Sản Xuất Đậu Tương Hàng Hóa Vùng Miền Núi Phía Bắc Còn Đó Những Nghịch Lý Sản Xuất Đậu Tương Hàng Hóa Vùng Miền Núi Phía Bắc Còn Đó Những Nghịch Lý

Mấy năm gần đây, sản xuất đậu tương của các tỉnh miền núi phía Bắc có xu hướng giảm dần về diện tích, sản lượng, năng suất không thay đổi qua những mùa vụ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và lượng nhập khẩu tăng lên hàng năm... đây thực sự là nghịch lý sản xuất đậu tương đã, đang diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hà Giang.

09/10/2014
Yên Minh Triển Khai Gieo Trồng 3.600 Ha Cây Vụ Đông Yên Minh Triển Khai Gieo Trồng 3.600 Ha Cây Vụ Đông

Huyện Yên Minh vừa phát động phong trào sản xuất cây vụ Đông năm 2014. Theo kế hoạch, huyện triển khai gieo trồng 3.600 ha cây rau, đậu các loại, tăng gấp 5 lần so với vụ Đông năm 2013. Cụ thể: Gieo trồng 2.800 ha cây rau màu; trên 450 ha đậu; 100 ha khoai tây; 210 ha khoai lang.

09/10/2014