Triển vọng của giống lúa đặc sản Lấp Vò
Giống lúa Ngọc đỏ hương dứa được anh Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) giống Định An, huyện Lấp Vò, nghiên cứu và bắt đầu lai tạo thành công cách đây gần 3 năm.
Anh Dũng chia sẻ: “Một lần tình cờ đi thăm đồng, phát hiện cá thể lúa có mùi thơm lạ, tôi mang về nghiên cứu, tuyển chọn, phân ly và nhân giống. Sau khi tuyển chọn được dòng thuần nhất, năm 2014 tôi tiến hành sản xuất hàng hóa trên giống lúa có màu đỏ và mùi thơm lá dứa này.
So với những giống lúa cùng dòng trên thị trường, giống lúa Ngọc đỏ hương dứa này có đặc điểm nổi bật: hạt dài, mùi thơm lá dứa đậm, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất đạt từ 6 - 7 tấn/ha. Trước khi mở rộng diện tích sản xuất hàng loạt, tôi nhờ một số chuyên gia ở Trường Đại học Cần Thơ phân tích thành phần dinh dưỡng đối với giống lúa này. Kết quả cho thấy giống lúa đỏ này mang nhiều đặc tính nổi trội về thành phần dinh dưỡng. Do đó, khi tung ra thị trường, sản phẩm nhận được sự phản ứng rất tốt”.
Hiện nay, gạo Ngọc đỏ hương dứa được xem là một trong những loại đặc sản riêng của quê hương Lấp Vò. Trong vụ thu đông 2015, HTX đã liên kết với một số HTX lân cận trên địa bàn huyện để sản xuất giống lúa này. Nhờ có thị trường tốt, nên HTX thu mua lúa tươi cho nông dân với giá khá cao, 7 ngàn đồng/kg.
Theo thông tin từ HTX giống Định An, hiện HTX đang hợp tác liên kết với Công ty Docimexco trong việc sản xuất và tiêu thụ đối với giống lúa Ngọc đỏ hương dứa. Theo cam kết thì Công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản lượng của HTX với mức giá sàn là 7 ngàn đồng/kg.
Trong vụ đông xuân tới, HTX dự kiến sẽ tiếp tục hợp tác với một số HTX lân cận mở rộng diện tích sản xuất khoảng 100ha. Để đảm bảo chất lượng gạo đồng nhất và an toàn, ngoài cung cấp giống, HTX còn hướng dẫn và hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng an toàn cho các hộ dân thực hiện liên kết.
Ông Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng Phòng Nghiên cứu Khoa học và Thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông tin: “Giống lúa đỏ Ngọc đỏ hương dứa của HTX giống Định An đang có nhiều triển vọng bởi gống lúa này sở hữu lợi thế về nhiều mặt như: đặc tính sinh trưởng, phẩm chất gạo...
Đặc biệt, ưu điểm được thị trường đánh giá cao là thành phần dinh dưỡng: so về hàm lượng protein thì gạo đỏ này cao gấp đôi so với gạo trắng hiện nay. Ngoài ra, lượng đường tổng số ở gạo này thấp, chất sơ, chất sắt, canxi cao... rất thích hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường. Vì vậy, ngay khi tung ra thị trường gạo Ngọc đỏ hương dứa nhận được sự đánh giá cao của thị trường nội địa lẫn khách hàng Châu Âu”.
HTX giống Định An được thành lập năm 2012, có 17 thành viên với vố điều lệ là 250 triệu đồng. Sau hơn 2 năm hoạt động, HTX đã nghiên cứu, lai tạo và cho ra đời nhiều giống lúa triển vọng cung cấp cho thị trường. Hiện các giống lúa do HTX giống Định An sản xuất đều cho năng suất cao, bán được giá, được nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm
Giá cam sành luôn ở mức cao và ổn định trong thời gian qua làm cho nhiều nhà vườn ở xã Đại Thành, TX.Ngã Bảy (Hậu Giang) có nguồn thu nhập cao và ổn định. Cá biệt có nhiều nhà vườn kiếm được tiền tỉ mỗi năm nên không ít người dân đã chuyển đổi sản xuất.
Khi ở nhiều nơi nuôi gà khó "đầu ra" thì các trang trại nuôi gà sao vẫn bán đều đều. Họ cho biết: Khách ăn một lần gà sao là lần sau vẫn thích ăn gà sao. Thịt gà sao ăn ngon và ngọt thịt hơn. Nguồn gốc nó từ gà rừng.
Tháng 8/2012, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang hỗ trợ nông dân nuôi thí điểm cá chạch lấu hay còn gọi là cá chạch bông. Sau gần một năm thực hiện, bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển mới cho nông dân trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt.
Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.
Châu Thành (Tiền Giang) được xem là “vương quốc rau” của tỉnh và đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên triển khai mô hình sản xuất rau an toàn. Thế nhưng, qua hơn 10 năm từ khi mô hình đầu tiên được triển khai quá trình xây dựng vùng rau an toàn vẫn loay hoay tìm hướng đi.