Nuôi Gà Ji DABACO
Thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vốn là nông trường cam Bố Hạ ngày trước. Do giống cam Bố Hạ bị thoái hoá và do đổi mới cơ chế, nông trường giải thể, đất đai giao cho công nhân quản lý, đất trồng cam ngày trước nay được trồng vải thiều. Nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ vải thiều thì kinh tế các hộ hạn chế, những năm gần đây nhiều gia đình đã nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải cho thu nhập khá, đời sống được nâng cao.
Anh Nguyễn Văn Trường vốn là thế hệ con em của cán bộ nông trường Bố Hạ ngày trước, là người đã và đang tích cực nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải. Cuối năm 2009, anh nuôi thử nghiệm lứa đầu giống gà màu Ji DABACO của xí nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ thuộc công ty CP DABACO Việt Nam.
Với 1.000 con gà giống anh Trường nuôi trên diện tích 2.500m2 vườn vải theo quy trình hướng dẫn của xí nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ. Tháng đầu nuôi trong nhà úm, do gà đã được xí nghiệp tiêm vacxin Marek nên gia đình chỉ còn phải dùng vacxin Lasota lúc 5 ngày tuổi, Gumboro lúc 7 và 14 ngày tuổi, H5N1 lúc 20 ngày tuổi, đến 35 ngày tuổi gà được tiêm vacxin Niucátxơn hệ 1, sau đó được thả nuôi dưới tán cây vải. Tháng đầu anh cho gà ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đến tháng thứ 2 anh dùng ngô trộn với thức ăn đậm đặc. Gà nuôi được 100 ngày thì xuất bán. Anh Trường hạch toán: Tiền giống 6,5 triệu, tiền thuốc thú y 5 triệu, tiền thức ăn 45 triệu, chi khác (điện, trấu... 1 triệu), tổng chi là 57,5 triệu. Tiền bán gà được 78 triệu đồng, tiền lãi bao gồm cả công của gia đình là 20,5 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Trường nhận xét: Giống gà Ji DABACO dễ nuôi, tỷ lệ sống cao, tăng trọng nhanh, màu lông khi xuất bán hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Trong khi giá gà công nghiệp trắng bán được 22.000 - 25.000đ/kg thì gà Ji DABACO bán được 45.000đ/kg. Ý định thời gian tới anh Trường sẽ dùng 2 ha vườn vải của gia đình chia làm 3 lô, mỗi lô 7.000m2 để mở rộng quy mô chăn nuôi gà Ji DABACO nhằm nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm
Thanh long đang vào mùa chính vụ và giá liên tục giảm trong những ngày qua. Mặc dù người trồng chấp nhận bán giá thấp nhưng cũng không dễ tìm đầu ra. Bài toán nan giải về chuyện thanh long rớt giá vào mùa thu hoạch chính vụ lại được đặt ra cho ngành chức năng.
Theo số liệu của UBND tỉnh Vĩnh Long, đến nay người dân đã đốn bỏ 1.908ha nhãn nhiễm bệnh chổi rồng đã già cỗi, khó phục hồi để chuyển sang giống nhãn khác hoặc cây trồng khác.
Nắng nhiều, mưa ít, nhiệt độ quanh năm cao kết hợp với độ ẩm trong không khí thấp khiến Bình Thuận trở thành một trong những địa phương khô hạn nhất cả nước. Thế nhưng một nghịch lý đang tồn tại, lượng nước tưới tiêu trong nông nghiệp ngày một giảm sút nhưng chính người nông dân lại đang phung phí nguồn nước quý hiếm bởi cách canh tác cây trồng chưa khoa học.
Với ưu thế dễ trồng, chịu hạn, ít sâu bệnh, thị trường đang thuận lợi… cây mít nghệ được huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) định hướng phát triển là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương.
Cây chôm chôm là một cây trồng chủ lực của nông dân ở cù lao Tân Quy thuộc xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Chính cây chôm chôm cũng đã đem lại hiệu quả cho kinh tế nông hộ. Hiện nay, bà con nhà vườn Tân Quy đang bước vào vụ thu hoạch chôm chôm.