Kiến Nghị Chuyển Đổi 1.600 Ha Sang Nuôi Tôm Một Vụ
Thời gian qua, tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng có hiệu quả kinh tế cao nên nhiều nông dân các xã tiểu vùng II, III đã mạnh dạn đầu tư, với diện tích tăng trên 300ha so với năm 2012.
Hiện nay, đã xuất hiện nhiều hộ dân tự phát nuôi tôm thẻ thâm canh ngoài vùng quy hoạch và trên đất giồng cát, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trên địa bàn.
Các xã nằm trong vùng Dự án ngọt hóa cụm Quới Điền như: Quới Điền, thị trấn Thạnh Phú, Mỹ Hưng và An Thạnh (Bến Tre), nhiều hộ dân đã tự phát đào ao, khoan giếng nước mặn để nuôi tôm thẻ thâm canh với diện tích 33ha mặt nước, với 68 ao. Tại xã Thạnh Phong và Thạnh Hải, các hộ dân đã sử dụng diện tích đất giồng cát để đào ao nuôi, có khoảng 100 ao với diện tích 18ha. Theo UBND huyện, nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận thu về từ mô hình nuôi tôm này cao hơn nhiều so với các hình thức canh tác nông nghiệp khác.
Dự án tuyến đê bao cụm ngọt hóa Quới Điền được đầu tư năm 1989, mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân trong vùng dự án. Tuy nhiên, do cống Giồng Luông, cống Cái Quao chưa được đầu tư nên tuyến đê bao cặp theo sông Hàm Luông không được khép kín, gây hiện tượng xâm nhập mặn hàng năm vào mùa khô, ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi xã Phú Khánh, Đại Điền, Quới Điền, Mỹ Hưng và một phần diện tích xã An Thanh, thị trấn Thạnh Phú. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nông dân đào ao nuôi thủy sản nước mặn ngoài vùng quy hoạch.
Trước tình hình trên, UBND huyện đã ban hành Chỉ thị số 01, ngày 18-7-2013 về việc nghiêm cấm việc sử dụng đất trồng lúa, trồng cây lâu hàng năm, trồng cây lâu năm trên đất giồng cát và vùng Dự án ngọt hóa cụm Quới Điền để nuôi thủy sản chuyên canh nước mặn, lợ. Đồng thời, chỉ đạo các ngành liên quan của huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo tinh thần Chỉ thị. Theo đó, vẫn có trường hợp không chấp hành và tiếp tục tiến hành nuôi vụ 2. Nghị định 103 của Chính phủ, ngày 12-9-2013 qui định về việc xử lý phạt vi phạm hành chính trong hoạt động nuôi thủy sản, trong đó có quy định về việc xử lý hành vi nuôi thủy sản ngoài vùng quy hoạch đã có hiệu lực từ ngày 1-11-2013. Tuy nhiên, UBND huyện cũng đã có kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, cho chủ trương chuyển đổi từ 1.600ha quy hoạch sản xuất nông nghiệp sang quy hoạch một vụ nuôi tôm nước mặn lợ (vào mùa mặn), một vụ sản xuất nông nghiệp vào mùa ngọt, tại các xã Quới Điền, Mỹ Hưng, thị trấn Thạnh Phú, An Thạnh.
Có thể bạn quan tâm
Từ khi có sự chuyển đổi ồ ạt từ trồng mía sang nuôi tôm ở Cù Lao Dung thì nhu cầu sử dụng điện cũng tăng lên gấp 5 - 6 lần; vì ngoài yếu tố thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn ngày, quay vòng vụ nuôi nhanh, mật độ thả nuôi cũng dày hơn tôm sú, nên nhu cầu sử dụng điện để chạy các hệ thống quạt sục bọt khí, tạo ô-xi cho tôm càng nhiều hơn.
Trong năm 2014, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và tiêu thụ Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (Bình Minh - Vĩnh Long) cho biết đặt chỉ tiêu thu mua từ 600- 800 tấn bưởi GlobalGap, mà HTX đã ký hợp đồng bao tiêu với thành viên.
Nhìn chung, vụ quýt Tết 2014, nhà vườn trồng quýt ở Lai Vung thắng lợi lớn khi quýt bán với giá cao, nhưng đối với nhiều thương lái đây là năm làm ăn thất bại... Và phía sau đó là nhiều hệ lụy mà người trồng quýt đang đối mặt.
Tuy nhiên, ngay từ đầu năm do thời tiết bất lợi, nên trên nhiều diện tích tôm nuôi, dịch bệnh đã có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, thiếu con giống chất lượng, nguy cơ dịch bệnh và giá cả vật tư đầu vào tăng cao vẫn đang làm “khó” cho các hộ nuôi.
Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.