Triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới
Cấp cây giống cho đồng bào tham gia dự án.
Tỉnh Lai Châu có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, trong đó có nhiều vùng thích hợp cho các loài cây ăn quả ôn đới phát triển như đào, mận, hồng, lê… với chất lượng quả tốt, được thị trường ưa chuộng. Nhằm giúp nông dân phát huy tiềm năng về khí hậu của địa phương, từng bước hình thành vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới tập trung, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới, quy mô 37ha cho 217 hộ ở ba xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng.
Tham gia dự án, người dân được hỗ trợ 100% chi phí mua cây giống, vật tư phân bón trong 3 năm đầu; được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết cách làm đất, bón phân và trồng cây đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Các loại giống được đưa vào trồng là đào chín sớm DCS1; mận Úc; lê VH6, DL 21; hồng Fuyu…
Trước khi trồng, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn các hộ đào hố đảm bảo theo diện tích đăng ký; trong tháng 7, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu đã cấp phân bón lót để ủ. Trong các ngày từ 5 - 15/8, Trung tâm cấp 9.000 cây lê giống, 2.200 cây mận giống và 4.000 cây đào giống cho các hộ tham gia để trồng trên diện tích 33,5ha, thực hiện cấp giống đến đâu chỉ đạo người dân tiến hành trồng ngay đến đó.
Trong tháng 8, Trung tâm cấp hết số cây giống còn lại, đảm bảo trồng đủ 37ha theo kế hoạch.
Dự án triển khai sẽ giúp nông dân nâng cao thu nhập bằng những cây ăn quả ôn đới có giá trị, từng bước hình thành vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới tập trung trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.
Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.
Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến khích việc chế biến và tồn trữ thức ăn khô từ cỏ, rơm rạ, thân đậu, bắp và áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó có phương pháp gieo tinh phân biệt giới tính để nâng cao chất lượng và sản lượng khai thác.
Tập quán lâu đời của người dân miền sông nước là chăn nuôi vài con gà, con vịt để cải thiện bữa ăn hằng ngày, hay nuôi cặp heo để tận dụng thức ăn thừa và để giải quyết khó khăn lúc túng bấn.