Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khảo Sát Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lồng Bè

Khảo Sát Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lồng Bè
Ngày đăng: 20/10/2014

Ngày 15-10-2014, ông Nguyễn Văn Buội - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có chuyến khảo sát mô hình nuôi cá rô phi lồng bè của Công ty Cổ phần thủy hải sản An Phú, tại xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Mô hình nuôi cá lồng bè của Công ty An Phú là một trong những mô hình nuôi lớn nhất về lồng bè tại Bến Tre. Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi ven sông Tiền trên diện tích đất thuê 9,3ha mặt nước. Chiều ngang khu nuôi trên 100m, chiều dài 1.080m với 408 lồng bè. Công ty đã thả cá giống khoảng 5 tháng với công suất hoạt động chiếm 50% tổng số lồng bè.

Theo đại diện Công ty, đây là mô hình nuôi đầu tiên tại Bến Tre có qui mô lớn, áp dụng kỹ thuật mới với mật độ 40 con/m2, dự kiến nuôi khoảng 6 tháng thì thu hoạch. Do Công ty đã có nhà máy chế biến xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp nên đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn huyện Chợ Lách có 25 bè nuôi cá điêu hồng tại Thị trấn, 18 bè nuôi cá ba sa, cá chim trắng tại Long Thới.

Được biết, Sở NN&PTNT vừa nhận văn bản chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản về việc chuẩn bị điều kiện sản xuất và cung ứng giống cá rô phi đảm bảo chất lượng dành cho vụ nuôi năm 2015. Năm 2014, diện tích nuôi cá rô phi toàn quốc khoảng 20 ngàn héc-ta, sản lượng 120 ngàn tấn.

Cá rô phi đang có thị trường tiêu thụ tốt trong nước và xuất khẩu. TP. Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Thanh Hóa đã xuất khẩu cá rô phi vào thị trường Mỹ, EU đem lại giá trị cao. Năm 2015, kế hoạch nuôi khoảng 21 ngàn héc-ta, sản lượng 130 ngàn tấn, nhu cầu giống lên tới 500 triệu con.

Tổng cục Thủy sản đề nghị các tỉnh quản lý tốt chất lượng giống, xác định nhu cầu giống hàng năm, thống kê tình hình sản xuất giống, nuôi cá rô phi thương phẩm để có kế hoạch sản xuất phù hợp. Tại Bến Tre, Sở NN&PTNT đã qui hoạch lại diện tích nuôi, khu vực nuôi cá lồng bè và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá nước ngọt với hình thức lồng bè.


Có thể bạn quan tâm

Lãi Cao Nhờ Tỏi Sẻ Lãi Cao Nhờ Tỏi Sẻ

Như một cơ duyên, vùng đất Dốc Đá Trắng, thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có địa chất, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp với cây tỏi sẻ Lý Sơn nổi tiếng của Quảng Ngãi. Vài năm nay, những hộ dân mạnh dạn đầu tư trồng tỏi sẻ đã có những vụ mùa bội thu.

05/03/2015
Hà Nội Cung Lớn, Giá Rau Xanh Ổn Định Hà Nội Cung Lớn, Giá Rau Xanh Ổn Định

Chị Nguyễn Thị Mậu, xã viên HTX Tiền Lệ cho biết, từ Mùng 5 Tết, người dân bắt đầu thu hoạch rau đem bán nhưng phải từ Mùng 10 trở đi, lượng hàng bán ra mới nhiều. Hiện tại, mỗi ngày, gia đình chị Mậu thu hoạch được khoảng gần 100kg rau các loại. "Giá các loại rau ăn lá trung bình khoảng 10.000 - 13.000 đồng/kg, tương đương thời điểm áp Tết chứ không tăng đột biến" - chị Mậu cho biết.

05/03/2015
Khá Lên Nhờ Cây Dừa Xiêm Đỏ Khá Lên Nhờ Cây Dừa Xiêm Đỏ

Thấy dừa xiêm đỏ cho hiệu quả kinh tế cao, anh tiếp tục cải tạo, lên liếp số đất còn lại và trồng hết dừa xiêm đỏ. Tính đến nay, gần 1ha đất lúa của gia đình anh, được thay thế bằng vườn dừa xiêm đỏ. Cứ đến đợt thu hoạch là thương lái tìm đến tận nhà thu mua với giá luôn cao hơn so với những loại dừa khác.

05/03/2015
Mất Tết Vì Trồng Dưa Hấu Theo “Phán Đoán Thị Trường” Mất Tết Vì Trồng Dưa Hấu Theo “Phán Đoán Thị Trường”

Không nắm bắt nhu cầu thật sự, nên phần lớn nông dân trồng dưa hấu Tết hàng năm đều chủ yếu dựa theo sự phán đoán thị trường. Và mỗi Tết lại phập phồng lo sợ: dưa hấu thừa hàng dội chợ, giá cả rẻ bèo. Để rồi tết năm nay, không ít nông dân lẫn thương lái mất Tết vì thua lỗ nặng.

05/03/2015
Đắng Mùa Dưa Tết Đắng Mùa Dưa Tết

Những ngày giáp Tết Ất Mùi vừa qua, nhiều chủ ruộng dưa ở thị trấn Võ Xu (Đức Linh - Bình Thuận) ngậm ngùi bỏ lại ruộng dưa không thèm thu hoạch! Ngoài đồng dưa bỏ lăn lóc, bên vệ đường những điểm thu mua dưa chất đống như núi với giá 1.200 đồng/ký, chỉ bằng 1/10 của mùa dưa năm ngoái...

05/03/2015