Công Nghệ Chế Biến Sẽ Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá

Việc nâng cao giá trị cho ngành cá hiện nay cần hoàn thiện hệ thống công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Sáng ngày 16/10, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “Công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành Cá Việt Nam”.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng việc nâng cao giá trị cho ngành cá hiện nay cần hoàn thiện hệ thống công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, tập trung vào 4 nội dung chính như: Tổ chức sản xuất ngành cá tra theo chuỗi giá trị; chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa sản phẩm, giảm tỷ lệ sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh, chế biến phụ phẩm cá tra ra các sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm có giá trị cao; đầu tư công nghệ và thiết bị sản xuất hiện đại.
Theo đó, các đại biểu cho rằng cần đi sâu vào công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng nhằm cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng các sản phẩm ăn nhanh, thay vì các sản phẩm phi lê chỉ tiêu dùng trong các nhà hàng và một số hộ gia đình. Từ đó, sẽ đẩy mạnh việc sản xuất những sản phẩm ăn liền từ cá, làm tăng tiêu thụ nguồn nguyên liệu. Đây là hướng đi chính trong thời gian tới để nâng cao thu nhập cho người nuôi cá.
Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ cho biết, hiện nay đối với các dòng sản phẩm xuất khẩu thô thì thiết bị chế biến ở nước ta là hiện đại. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị sản phẩm cho ngành cá thì công nghệ chế biến sâu đang là thách thức đòi hỏi chúng ta phải hướng tới. Vì thế, cần có những trang bị mới đối với các nhà chế biến để cạnh tranh.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 10-2013, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bình Đại (Bến Tre) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bình Đại tổ chức thí điểm mô hình nuôi lươn trên cạn cho hộ nghèo tại xã Phú Thuận.

Những ngày này đi vào vùng trồng ớt thuộc xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) mới có thể thấy hết không khí nhộn nhịp của người trồng ớt nơi đây. Nhiều rẫy ớt nằm san sát nhau cùng rộ lên một màu đỏ thắm của ớt chín với cảnh rộn rã nói cười của người thu hoạch ớt...

Hơn 10 năm nay, nhiều hộ nông dân tại xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Minh Hoàng (thôn Vinh Đức) với mô hình nuôi nai đạt hiệu quả cao.

Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…

Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.