Triển khai dự án hỗ trợ phát triển Hợp tác xã thanh long
Mục đích nhằm giới thiệu và thông báo về tiến độ phê duyệt, triển khai dự án hỗ trợ phát triển Hợp tác xã (HTX) thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Khoảng 20 giám đốc, phó giám đốc các HTX và Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh cùng tham dự buổi họp.
Giám đốc dự án VCED trình bày tại cuộc họp
SOCODEVI là một mạng lưới các HTX và tổ chức tương trợ, cùng chia sẻ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm với các đối tác ở các nước đang phát triển. Trong đó, dự án Phát triển Doanh nghiệp hợp tác xã Việt Nam (VCED) được triển khai tại Việt Nam từ năm 2015 - 2020.
Dự án có nguồn ngân sách 219,3 tỷ đồng, với 10.000 thành viên hưởng lợi. Bình Thuận là một trong 5 tỉnh được chọn để thực hiện dự án. Cụ thể, mục tiêu nhằm xây dựng 1 HTX lớn từ 5 HTX và 448 tổ hợp tác thanh long trên địa bàn tỉnh...
Có thể bạn quan tâm
Nói đến nông dân, người ta thường hay ngợi ca đức tính siêng năng, chịu thương chịu khó. Lao động trong nền nông nghiệp ngày càng phát triển như hiện nay, ngoài những phẩm chất trên, người nông dân còn biết sáng tạo, không ngừng học tập, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An cho biết, hiện nay ở các huyện vùng lũ Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa có gần 2.000ha mặt nước nuôi cá từ 2-3 tháng tuổi bị chìm ngập trong nước lũ, gây mất trắng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Hội thảo chuyên đề “Việt Nam có nên mở rộng XK gạo?” do Viện chính sách chiến lược phát triển NN-NT (Ipsard) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo, cho biết, XK gạo năm nay khó khăn.
ĐBSCL bắt đầu thu hoạch rộ lúa ĐX, có nhiều ý kiến khác nhau về giải pháp tạm trữ lúa gạo để đảm bảo việc tiêu thụ, giữ giá lúa của nông dân. NNVN đã có cuộc trao đổi với GS.TS Bùi Chí Bửu, Phó Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp VN, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam xung quanh vấn đề này.
Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen