Nhà Máy Đạm Cà Mau Hoạt Động, Cá Lại Chết
Cùng ngày, sáng 20/2, Nhà máy đạm Cà Mau vận hành trở lại sau khi bị trục trặc, rò rỉ khí amoniac.
Khảo sát thực thế, UBND xã Khánh An ghi nhận hiện tượng bất thường cá chết, xác cá chết phân hủy, bốc mùi tanh hôi. Khi phát hiện cá chết, bộ phận an toàn Nhà máy đạm Cà Mau thuê đò vớt cá chết đem chôn.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Cà Mau xác nhận có hiện tượng cá chết xảy ra trên kênh Rạch Dán, lại cử cán bộ xuống khảo sát hiện trường, lấy mẫu nước phân tích, nhưng chưa có kết luận hiện tượng cá chết.
Trước đó, ngày 8/2, một vài bộ phận xử lý nước thải của Nhà máy đạm Cà Mau bị tắc, xử lý không triệt để, lượng amoniac thoát ra ngoài làm cá chết trắng sông. Hàm lượng amoniac nước mặt trên sông quanh Nhà máy đạm Cà Mau cao gấp 15 lần. Nhà máy đạm Cà Mau tạm ngưng hoạt động để khắc phục. Nay vận hành trở lại lại xuất hiện cá chết hàng loạt.
Có thể bạn quan tâm
Sau bước đầu nuôi thí điểm thành công giống cá tầm xứ lạnh của Nga, giờ đây người dân khu vực Tr’Lêê (thôn Agrồng, xã A Tiêng, Tây Giang - Quảng Nam) đã bắt đầu hưởng lợi từ mô hình này, mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng cao.
Năm 2013, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm KN-KN Bắc Ninh đã triển khai mô hình phát triển chăn nuôi vịt đẻ hướng thịt ATSH.
Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.
Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công (Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã được Công ty TNHH San Hà (Tp. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà ta “Gò Công” chăn nuôi theo quy trình an toàn với giá 60.000 đồng/kg đối với gà trống và 75.000 đồng/kg đối với gà mái. Với mức giá trên, hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta Gò Công sẽ thu lãi 30 triệu đồng sau chu kỳ 3 tháng nuôi.
Tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm gần 190 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2012-2013 trên địa bàn huyện Chư Pah (Gia Lai) bị hạn; trong đó 30 ha bị mất trắng, số còn lại đang dần phục hồi. Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah - ông Phạm Minh Châu, diện tích cây trồng bị hạn vụ sản xuất năm nay giảm nhiều so với năm 2010 trở về trước.