Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chảy Máu Chất Xám

Chảy Máu Chất Xám
Ngày đăng: 23/02/2012

Lương cao nhất cũng không đủ tiền xăng

Từ năm 2011 trở về trước, khoản tiền phụ cấp mà những KNV ở Bình Định được hưởng nghe mà cứ bị sốc: Mức cao nhất 400.000 đ/người/tháng, mức thấp nhất 80.000 đ/người/tháng. Năm 2011 vừa qua, mức phụ cấp của KNV ở địa phương này đã có cải thiện đáng kể nhờ Quyết định số 22/2010/QĐ-UB (ngày 8/9/2010) của UBND tỉnh Bình Định về việc: “Ban hành quy định chức danh, số lượng; 1 số chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở các cấp cơ sở”, thế nhưng xem ra mức lương đó vẫn còn rất “bèo bọt” so với thực tế cuộc sống.
Ông Nguyễn Xuân Thưởng- GĐ Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Bình Định cho biết: “Hiện KNV trên địa bàn tỉnh Bình Định đang được hưởng những mức phụ cấp khác nhau. Mức cao nhất là 830.000 đ/người/tháng, mức thấp nhất 300.000 đ/người/tháng.
Cũng theo ông Thưởng, do mức phụ cấp cho KNV hiện được trả từ nhiều nguồn, nhiều cấp nên mới có sự khập khiễng. Ông Thưởng đơn cử: “Sau năm 2010, huyện Vĩnh Thạnh nhờ có nguồn vốn từ Chương trình 30a của Chính phủ nên KNV cấp xã ở địa phương này được trả 830.000 đ/người/tháng. Cộng tác viên khuyến nông ở thôn, bản được trả 350.000 đ/người/tháng. Những địa phương trả phụ cấp từ ngân sách huyện như: Phù Mỹ, Phù Cát và An Nhơn trả theo hệ số 1 được 830.000 đ/người/tháng. Huyện Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn trả 0,9 theo hệ số 1 là 748.000 đ/người/tháng. “Hẻo” nhất là huyện An Lão và Hoài Ân, KNV chỉ được nhận 300.000 đ/người/tháng".
“Nông dân bây giờ không còn bức xúc về cái ăn, cái mặc nữa. Điều họ cần nhất là các tiến bộ KHKT trong SXNN để ứng dụng vào thực tế, không bị lạc hậu, nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững. Bởi vậy, lực lượng KNV cần được Nhà nước quan tâm”, ông Nguyễn Trọng Hường-Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh.
 Liên hệ những con số nói trên với thời giá hiện nay, chúng ta có thể hiểu cuộc sống của những người đang hoạt động trong hệ thống khuyến nông cơ sở khó khăn đến dường nào. Ông Thưởng nói: “Ngay cả những người được hưởng mức cao nhất cũng không đủ tiền đổ xăng xe máy đi công tác. Trong khi công việc của họ liền chân, liền tay”.
 Anh Lê Thanh Long- KNV xã Ân Nghĩa (Hoài Ân) than thở: “Ngày công lao động phổ thông hiện cũng đã được từ 100.000- 120.000 đ/người/ngày. Trong khi làm việc cả tháng chúng tôi chỉ nhận được 300.000 đồng, mới đủ mua hơn 10 lít xăng. 1 người chạy xe ôm chở heo ở Hoài Ân làm 1 ngày bằng tui làm 1 tháng. 1 buồng chuối thu hoạch ở rẫy vợ tui bán tại chợ quê cũng được 300.000 đ”.
Thu nhập là vậy, nhưng công việc của KNV là bề bề. Ngoài công tác khuyến nông, ở cơ sở, KNV nào cũng phải kiêm thêm 1 nhiệm vụ khác như: Cán bộ BVTV, cán bộ nông nghiệp xã hoặc Hội nông dân xã. Trong khi chỉ riêng việc của khuyến nông thôi cũng đã ngập đầu.
“KNVCS phải tham gia hầu hết các chương trình khuyến nông- khuyến ngư ở địa phương để tham mưu cho các cấp trên; tiếp nhận triển khai các mô hình trọng điểm của cấp trên giao; tiếp thu và chuyển giao tiến bộ KHKT vào thực tiễn SX; tham mưu cho địa phương trong công tác tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; tổ chức tập huấn kỹ thuật đầu vụ cho nông dân trước khi bước vào vụ SX mới…”, ông Nguyễn Văn Hòa, Trạm trưởng Trạm KN- KN huyện Hoài Ân bộc bạch.
KNV xã Ân Nghĩa (Hoài Ân) Lê Văn Long tâm sự: “Ở các huyện miền núi, nếu các thôn, bản mà không có cộng tác viên thì công việc của bọn tui càng “dày”. Nếu dốc sức đi hết ngày này qua ngày kia nhiều khi làm cũng không hết việc. Chỉ nhận được mỗi tháng có 300.000 đồng, bà vợ tui cứ nhăn nhó, bảo tui bỏ việc miết nhưng thú thiệt nếu tui nghỉ thì chẳng ai đảm nhận công việc này. Tui đã nhiều lần đề nghị ủy ban xã trả thêm phụ cấp nhưng lãnh đạo xã bảo “bó tay”, không có nguồn nào để trả thêm”.
1/3 KNV chưa được đào tạo
Thực tế trên đã khiến hệ thống khuyến nông trên địa bàn Bình Định không có sức thu hút nhân lực. Hiện tỉnh này có lực lượng KNV phủ kín các xã, phường, thị trấn có SXNN. Thế nhưng chất lượng chuyên môn của lực lượng này vẫn còn là “lỗ hổng” to tướng. Ông Nguyễn Xuân Thưởng cho biết thêm: Toàn tỉnh Bình Định có 152 KNVCS, trong đó 50 người qua đại học, 68 người trung cấp và 34 người còn lại chỉ qua sơ cấp và các lớp huấn luyện.

KNV phường Bình Định (TX An Nhơn) thăm đồng kiểm tra sâu bệnh hại lúa ĐX

Lực lượng này có 12 người là nữ và 3 người là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong 152 KNV có 84 người được đào tạo ngành trồng trọt, 13 người đào tạo chăn nuôi, 3 người đào tạo lâm nghiệp, 2 người đào tạo thủy sản và 50 người kể như là “tay ngang” không được đào tạo chuyên ngành gì.
“Ngay cả chuyên ngành đào tạo của mỗi KNV khi áp dụng vào thực tế cũng rất nhiều bất cập. Ví dụ, người chỉ được đào tạo về thủy sản, thế nhưng khi đứng chân trên địa bàn phải “ôm” luôn chuyện từ cây trồng đến vật nuôi thì không lấy đâu ra kiến thức mà làm. Thế nhưng có người làm là quý lắm rồi. Thu nhập ít mà việc thì nhiều nên nếu ai có điều kiện xin được việc khác thì họ “bức” ra ngay. Do đó, hệ thống khuyến nông luôn đứng trước thực tế thiếu cán bộ có chuyên môn tốt”, ông Thưởng bộc bạch.
Có thể đơn cử như ở huyện Vân Canh, nơi chưa hề thu hút được KNV có trình độ ĐH. “Trong số 7 KNV cấp xã hầu hết chỉ qua trung cấp nhưng có chuyên môn rất yếu, còn lại là 48 CTV khuyến nông thôn bản chỉ được qua huấn luyện hoặc làm từ kinh nghiệm”, ông Lê Văn Cẩn- Trưởng trạm KN- KN Vân Canh nói. Hoặc như ở huyện Hoài Ân, hệ thống KNV gồm 15 người, trước đây có 5 người học qua ĐH, thế nhưng bây giờ chỉ còn 5 người có trình độ trung cấp, còn lại là sơ cấp.
Những người không chấp nhận mức lương ĐH chỉ 300.000 đ/tháng đã chuyển công tác khác. Cụ thể anh Lê Văn Đạt (hiện đang công tác tại Trung tâm giáo dục-hướng nghiệp huyện), hoặc như anh Trần Tuấn đã chuyển sang công tác tại Dự án trồng rừng Việt- Đức. Trong khi đó, theo điều 16 của Nghị định 02/2010/NĐ-CP (ngày 8/1/2010) của Chính phủ có quy định chế độ, chính sách của người làm công tác khuyên nông cơ sở như sau “KNV cấp xã được xem là công chức xã, được hưởng lương theo trình độ đào tạo. Nếu không thuộc công chức xã thì được hưởng chế độ phụ cấp hoặc lương theo trình độ đào tạo do chủ tịch tỉnh quy định”.
Ông Thưởng khẳng định: “Địa phương nào còn SXNN là còn cần KNVCS bởi họ là cầu nối giữa nông dân với chính quyền các cấp, và là cầu nối giữa nông dân với các tiến bộ KHKT. Muốn củng cố lực lượng này nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc, cần phải thực hiện NĐ 02 của Chính phủ là phải đưa đội ngũ KNVCS vào hệ thống công chức xã, trả lương theo trình độ đào tạo mới thu hút được nhân lực có trình độ”.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Gạo Đạt 6,61 Triệu Tấn Xuất Khẩu Gạo Đạt 6,61 Triệu Tấn

Theo Bộ Công thương, ước tính khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12-2013 đạt 396 nghìn tấn, đạt kim ngạch 204 triệu USD, đưa tổng số lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt hơn 6,61 triệu tấn, với trị giá 2,95 tỷ USD.

03/01/2014
Gạo Hữu Cơ Đến Mỹ Gạo Hữu Cơ Đến Mỹ

Gạo được trồng theo phương thức hữu cơ có màu sắc sáng đẹp hơn, hương thơm hơn. Khi cắn hạt gạo, gạo chắc và có vị ngọt hơn. Cơm nấu để qua đêm trong tủ lạnh vẫn thơm dẻo.

02/05/2014
Phát Huy Nguồn Lợi Cá Đồng Phát Huy Nguồn Lợi Cá Đồng

Hiện nay, nguồn cá đồng ở địa phương ngày càng được phát triển. Nếu như năm 2011, việc nuôi cá bổi thâm canh chỉ diễn ra nhỏ lẻ, khoảng 30 ha thì năm 2013, diện tích nuôi cá bổi tăng thêm 8 ha. Không chỉ đối với nuôi thâm canh mà hình thức nuôi cá bổi công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng.

04/01/2014
Góp Phần Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế, Cơ Cấu Lao Động Góp Phần Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế, Cơ Cấu Lao Động

Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, toàn tỉnh có 20.638 lao động được đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trên 71% lao động sau học nghề có việc làm, tăng thu nhập. Đây là nỗ lực không nhỏ trong công tác đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

02/05/2014
Tăng Cường Quản Lý Tôm Nguyên Liệu Tăng Cường Quản Lý Tôm Nguyên Liệu

Nhằm giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến, tỉnh Bạc Liêu đang tăng cường công tác quản lý chặt chẽ nguyên liệu trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra giám sát việc kinh doanh của tất cả cơ sở, đại lý thu mua nguyên liệu.

04/01/2014