Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi ?

Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi ?
Ngày đăng: 24/02/2012

Trên cây có múi ở ĐBSCL, loài gây hại trên trái phổ biến là sâu đục vỏ trái và các loài bướm chích hút trái cam. Đối với hai loài dịch hại trên, nhà vườn đã có kinh nghiệm quản lý nên thiệt hại không đáng kể.

Từ tháng 10/2011 đến nay, xuất hiện một loại sâu mới gây hại trên trái cây có múi. Khi mới xuất hiện chúng gây thiệt hại rải rác, không đáng kể. Tuy nhiên, loài sâu mới này mật số tăng, lây lan nhanh ở hai xã Ba Trinh và Xuân Hòa, có vườn thiệt hại  đến 70% năng suất, vì chưa tìm ra cách phòng trừ hiệu quả.
Sâu mới nở có màu cam hồng, sâu đẫy sức có màu nâu hồng. Sâu bắt đầu gây hại khi trái bưởi đạt kích thước bằng nắm tay đến lúc thu hoạch; trên cam, sâu gây hại khi đậu trái khoảng 1,5 tháng trở đi. Sâu đục các đường hầm vào vỏ trái rồi ăn dần vào trong múi. Sâu thải phân ra ngoài qua các đường đục. Vết đục của sâu mở đường cho nấm bệnh xâm nhập làm trái bị thối và rụng.
Đặc điểm hình thái và cách gây hại của loài sâu hại mới này rất giống với loài sâu đục trái (hại cam, quýt). Phòng NN- PTNT huyện Kế Sách đang gửi mẫu nhờ PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, Bộ môn BVTV Trường Đại học Cần Thơ "giải mã".
Trong khi chờ đợi các nghiên cứu về đối tượng dịch hại mới này và quy trình phòng trừ từ các nhà khoa học, các nhà vườn thực hiện một số biện pháp phòng trừ như sau: Vệ sinh vườn thật kỹ (làm sạch cỏ để hạn chế nơi sâu làm nhộng, thu gom và hủy trái bị sâu để diệt sâu). Định kỳ tưới tràn ngập vườn trong nửa ngày để diệt nhộng. Bao trái sau khi trái đậu khoảng 1 tháng. Phun các loại thuốc có khả năng thấm sâu tốt: Fenobucarb + Phenthoate và Dimethoate + Esfenvalerate khi sâu mới xuất hiện. Chú ý phải bảo đảm thời gian cách ly của từng loại thuốc để bảo đảm VSATTP.


Có thể bạn quan tâm

Chọn Giống Lúa Cho Vụ Hè Thu Chọn Giống Lúa Cho Vụ Hè Thu

Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.

28/02/2014
Phòng Trừ Bệnh Hại Trên Cây Cao Su Phòng Trừ Bệnh Hại Trên Cây Cao Su

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su, nhất là vào thời điểm cây ra lá non, thuận lợi cho các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, nhện đỏ, nhện vàng phát sinh gây hại.

28/02/2014
Triển Khai Giải Pháp Đạt Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Gần 483 Tỷ Đồng Triển Khai Giải Pháp Đạt Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Gần 483 Tỷ Đồng

Năm 2014, huyện Cát Hải (Hải Phòng) triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 2010) 482,5 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đặt kế hoạch đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là 8.400 tấn.

28/02/2014
Được Mùa Rau Câu, Trúng Mùa Sứa Được Mùa Rau Câu, Trúng Mùa Sứa

Gần 2 tháng qua, rau câu xuất hiện ở đầm Ô Loan với mật độ dày đặc, có gia đình vớt rau câu thu nhập mỗi ngày gần 1 triệu đồng. Đặc biệt, năm nay đầm Ô Loan còn xuất hiện con sứa cơm sau 2 năm vắng bóng.

28/02/2014
Tiêu Hủy Trên 10.000 Con Gia Cầm Dương Tính Với Cúm A (H5N1) Tiêu Hủy Trên 10.000 Con Gia Cầm Dương Tính Với Cúm A (H5N1)

Kết quả, mẫu xét nghiệm đàn gia cầm của 10 hộ chăn nuôi tại các địa phương nói trên cho kết quả dương tính với cúm A (H5N1) đã được đơn vị trực thuộc của Sở NN-PTNT cùng với chính quyền địa phương và người chăn nuôi tiêu hủy toàn bộ với trên 10.000 con.

28/02/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.