Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Bóp
Cá bóp bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng bè trên biển tại quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang. Cá bố mẹ 10- 20 kg/con được chủ động kích thích cho sinh sản nhân tạo bằng hormon và sinh sản tự nhiên. Mỗi cá mẹ đẻ từ 300.000- 900.000 trứng. Cá sau khi nở được ương trên bể tại Khoa Thủy sản, ĐH Cần Thơ.
Qua các đợt ương nuôi cá bột bằng các phương pháp khác nhau đã thu được kết quả rất tốt. Cá bột sau 3 tuần ương nuôi đạt tỷ lệ sống 10- 14%, kích cỡ 3- 4 cm dài và năng suất 700- 1.400 con/m3 nước ương. Cá giống hiện được tiếp tục ương trong hệ thống bể tuần hoàn có tăng trưởng và tỷ lệ sống rất tốt, sau 1,5 tháng tuổi đạt 13- 15cm.
Cá bóp có tên khoa học Rachycentron canadum, là một trong những đối tượng nuôi ở biển quan trọng trong phát triển nghề nuôi cá lồng ven biển và hải đảo. Cá lớn rất nhanh có thể đạt 5- 8 kg sau 1 năm nuôi, thịt ngon, có giá trị xuất khẩu.
Hiện nay, nghề nuôi cá bóp trong lồng trên biển đang phát triển nhanh ở nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt là ở các huyện đảo tỉnh Kiên Giang. Nơi này có hơn 900 lồng nuôi với sản lượng hơn 500 tấn cá/năm. Những năm qua nghề nuôi cá bóp trong lồng trên biển ở Kiên Giang dựa chủ yếu vào nguồn cá giống khai thác tự tự nhiên nên gặp nhiều khó khăn về số lượng và chất lượng con giống.
Thành công bước đầu trong SX giống nhân tạo cá bóp có ý nghĩa rất quan trọng cho việc hoàn chỉnh qui trình SX giống nhân tạo. Khoa Thủy sản và Sở KH-CN tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục nghiên cứu và phối hợp với Trung tâm KN- KN Kiên Giang triển khai ứng dụng SX giống nhân tạo, xây dựng mô hình nuôi cá lồng bằng giống nhân tạo góp phần phát triển nhanh, bền vững nghề nuôi cá bóp lồng trên biển không chỉ của tỉnh Kiên Giang mà còn cho các tỉnh ven biển.
Có thể bạn quan tâm
Đối với giống K95-156 đẻ nhánh khỏe, phát triển rất nhanh, lóng lớn và dài, chịu hạn tốt, năng suất trên 85 tấn/ha. Cả 2 giống mía trồng theo mô hình không tưới nước.
Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Lý Thường Tình cũng như nhiều hộ dân ở thôn Đức Long 2, xã An Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá - giàu.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL: “Với diện tích sản xuất lúa giống năm 2013 của An Giang là 22.338 héc-ta, sản lượng lúa giống đưa ra thị trường cả nước 138.500 tấn, An Giang trở thành tỉnh đứng đầu về xã hội hóa giống lúa”.
Không ít người tò mò tìm đến xã Xuân Bảo (Cẩm Mỹ - Đồng Nai) để chiêm ngưỡng những cây bơ cho “trái vàng”. Bởi chỉ thu hoạch 2-3 cây bơ đã có thể mua được cả lượng vàng.
Huyện Hải Hậu (Nam Định) có 15.000ha đất nông nghiệp, trong đó 11.000ha đất trồng lúa, 4.000ha trồng màu và vườn tạp. Những năm qua, nhân dân trong huyện đã nỗ lực phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.