Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trên 9,28 Nghìn Tỉ Đồng Quy Hoạch Thủy Lợi Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trên 9,28 Nghìn Tỉ Đồng Quy Hoạch Thủy Lợi Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 11/08/2014

Sáng 07-8 tại UBND tỉnh Kiên Giang, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị chuyên đề quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững vùng ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa cùng lãnh đạo ngành nông nghiệp của 8 tỉnh/thành ven biển ĐBSCL đã đến dự hội nghị.

Ông Nguyễn Huy Điển – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản – cho biết theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8% diện tích với khoảng trên 805.000 ha.

Theo ông Điển, ngoài sản xuất lương thực, thì NTTS là thế mạnh thứ hai của ĐBSCL. Tuy nhiên, nhiều năm nay hệ thống thủy lợi vùng nuôi chưa được quy hoạch, chưa có các nghiên cứu khoa học, chủ yếu dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ trồng lúa.

Cho nên, ngoài việc tác động đến hiệu quả nuôi thì nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh từ việc dùng hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón là rất cao. Đó là chưa kể đến hậu quả của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang bộc lộ ngày càng rõ rệt.

Để phát triển NTTS một cách bền vững, từ cuối năm 2013 Tổng cục Thủy sản đã lập dự án quy hoạch hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo linh hoạt cấp, thoát nước chống ngập úng cho 1,5 triệu ha, trong đó có 800.000 ha diện tích NTTS.

“Việc quy hoạch hệ thống thủy lợi cũng sẽ phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và đảm bảo quốc phòng – an ninh vùng ĐBSCL” – ông Điển nói.

Đến thời điểm này, 8 tỉnh/thành phố ven biển vùng ĐBSCL đã đề xuất tổng số 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới trên 9.288 tỉ đồng. Cụ thể, tỉnh Long An đề xuất 7 dự án, Tiền Giang 1 dự án, Bến Tre 14 dự án, Trà Vinh 10 dự án, Sóc Trăng 5 dự án, Bạc Liêu 5 dự án, Cà Mau 17 dự án và Kiên Giang 2 dự án.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ nuôi gà Ai Cập đẻ trứng Làm giàu từ nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Trong khi, ngành chăn nuôi trong nước lao đao vì giá gia cầm rẻ, do sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại tràn vào, thì những hộ gia đình nuôi gà Ai Cập lấy trứng tại thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc lại được vụ bội thu.

07/10/2015
Kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2016 Kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2016

Kinh tế Việt Nam năm 2016 có khả năng tăng trưởng cao hơn nhờ đón đầu dòng vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp); chính sách tái cơ cấu có tác động tích cực; nhu cầu tiêu dùng phục hồi tốt…

07/10/2015
Trái cây Việt khó xuất ngoại vì cước phí cao Trái cây Việt khó xuất ngoại vì cước phí cao

Nhiều nước mở cửa thị trường cho trái cây tươi của Việt Nam nhưng xuất khẩu vẫn khó do cước vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tới 50% giá thành, khó cạnh tranh với trái cây của các nước khác.

07/10/2015
Sức bật của hàng Việt Sức bật của hàng Việt

Sau 1 tuần với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, ngày 4/10, tại Hà Nội, “Tuần nhận diện hàng Việt Nam 2015 – Tự hào hàng Việt Nam” đã thành công tốt đẹp. Kết thúc sự kiện, hàng trăm biên bản được ghi nhớ, nhiều hợp đồng được ký kết….

07/10/2015
Tiềm năng xuất khẩu trứng vịt muối Tiềm năng xuất khẩu trứng vịt muối

Để vững vàng trong hội nhập, ngành chăn nuôi gia cầm định hướng bên cạnh nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa cần thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gia cầm tiềm năng, điển hình là mặt hàng trứng vịt muối.

07/10/2015