Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân
Tại các huyện Văn Yên, lực lượng khuyến nông cơ sở, thanh niên tình nguyện đã tổ chức gieo mạ tập trung. Các sân trường, nhà văn hóa…được tận dụng làm nơi gieo mạ.
Ở nhiều tỉnh miền núi, có một vấn đề hết sức đáng tiếc là nhiều nơi, bà con vội vàng phá bỏ những diện tích mạ đã gieo trước tết mà không cần biết mạ còn tốt hay không. Tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, khi Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trịnh Duy Quyền đến kiểm tra, mặc dù trời đã hửng nắng nhưng người dân không hề dỡ bỏ nylon che phủ.
Tại ruộng nhà chị Đàm Thị Mai, nylon vẫn phủ kín mít. Hỏi tại sao không dỡ nylon che phủ khi trời đã nắng ấm, chị Mai quả quyết: Mạ này đã gieo lâu lắm rồi, từ trước tết kia nên cán bộ khuyến nông xã bảo phá đi để gieo mạ từ giống mới do huyện hỗ trợ. Đại diện Cục Trồng trọt phải thuyết phục rất lâu, chị Mai mới xuống dỡ nylon trên luống mạ. Mọi người đều ngỡ ngàng bởi ruộng mạ còn khá xanh. Số mạ này đã vượt qua giá rét nên cấy xuống sẽ phát triển rất nhanh và tốt. Anh cán bộ khuyến nông xã trong bộ áo trắng, giầy da đen vẫn thản nhiên ngồi trên bờ ruộng mặc dù Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên Lưu Quang Định đi vội đôi ủng để xuống dỡ nylon cùng bà con.
Câu chuyện tại Hà Giang cho thấy, mặc dù trên TƯ, tỉnh đã có hết các công điện, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật rõ ràng, nhưng thực tế tại nhiều thôn, bản những chỉ đạo này đã không đến được với người sản xuất. Diện tích mạ còn tốt, bà con không tận dụng cấy để kịp thời vụ mà lại phá bỏ để gieo
Có thể bạn quan tâm
Hiện giá mủ cao su được các thương lái thu mua tại huyện Sông Hinh (Phú Yên) ở mức 12.000 đồng/kg mủ đông, tăng 4.000 đồng/kg so với giá bình quân vụ 2014, tương đương với giá mủ năm 2013 và chỉ bằng 1/3 giá của năm 2010.
“Đã có những thời điểm rau đến giai đoạn thu hoạch nông dân phải gọi đến năm lần, bảy lượt mà thương lái vẫn không đến mua hoặc đến mua với giá rất thấp, không bằng giá thành sản xuất. Giờ được doanh nghiệp (DN) bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng, nông dân (ND) còn gì vui hơn” - Đó là bày tỏ của nhiều nông dân tham gia trồng rau tiêu thụ qua hợp đồng với DN.
Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt đang “số hóa” nhiều loại cây trồng thực nghiệm để tiện việc theo dõi, chọn lọc các giống loài phù hợp với điều kiện canh tác tiết kiệm vốn đầu tư, công lao động, sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao.
Giá tiêu tăng cao, nhiều người dân đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt cây tiêu để lại nhiều hệ lụy, đó là tình trạng sâu bệnh xuất hiện nhiều, khó phòng trừ. Cùng với đó, nhiều người trồng tiêu vì lợi nhuận trước mắt đã khai thác cạn kiệt làm cho vòng đời cây tiêu ngắn lại.
Cụ thể hai loại ớt sừng trâu vàng và ớt chỉ thiên có giá dao động từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, nay tăng lên 33.000 đồng/kg, nông dân rất phấn khởi.