Trên 9,28 Nghìn Tỉ Đồng Quy Hoạch Thủy Lợi Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Sáng 07-8 tại UBND tỉnh Kiên Giang, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị chuyên đề quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững vùng ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa cùng lãnh đạo ngành nông nghiệp của 8 tỉnh/thành ven biển ĐBSCL đã đến dự hội nghị.
Ông Nguyễn Huy Điển – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản – cho biết theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8% diện tích với khoảng trên 805.000 ha.
Theo ông Điển, ngoài sản xuất lương thực, thì NTTS là thế mạnh thứ hai của ĐBSCL. Tuy nhiên, nhiều năm nay hệ thống thủy lợi vùng nuôi chưa được quy hoạch, chưa có các nghiên cứu khoa học, chủ yếu dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ trồng lúa.
Cho nên, ngoài việc tác động đến hiệu quả nuôi thì nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh từ việc dùng hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón là rất cao. Đó là chưa kể đến hậu quả của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang bộc lộ ngày càng rõ rệt.
Để phát triển NTTS một cách bền vững, từ cuối năm 2013 Tổng cục Thủy sản đã lập dự án quy hoạch hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo linh hoạt cấp, thoát nước chống ngập úng cho 1,5 triệu ha, trong đó có 800.000 ha diện tích NTTS.
“Việc quy hoạch hệ thống thủy lợi cũng sẽ phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và đảm bảo quốc phòng – an ninh vùng ĐBSCL” – ông Điển nói.
Đến thời điểm này, 8 tỉnh/thành phố ven biển vùng ĐBSCL đã đề xuất tổng số 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới trên 9.288 tỉ đồng. Cụ thể, tỉnh Long An đề xuất 7 dự án, Tiền Giang 1 dự án, Bến Tre 14 dự án, Trà Vinh 10 dự án, Sóc Trăng 5 dự án, Bạc Liêu 5 dự án, Cà Mau 17 dự án và Kiên Giang 2 dự án.
Related news

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.

Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau có nguồn từ thực vật nhằm cung cấp năng lượng trong thức ăn cho cá. Ngoài cám gạo, còn có khoai mì, khoai lang, bột mì, bột bắp…cũng đóng vai trò quan trọng.

Mới đây, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với trạm khuyến nông huyện Phù Cát thả con giống cá đối mục xuống ao nuôi của ông Nguyễn Văn Hiền, ở thôn Gia Thạnh, xã Cát Minh - huyện Phù Cát; và hộ ông Trần Ngọc Cường ở thôn Đức Phổ 2, xã Cát Minh. Đây là hai hộ trực tiếp tham gia mô hình nuôi cá nước lợ do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư thực hiện.

UBND tỉnh An Giang vừa có công văn đề nghị Chính phủ cho phép Ngân hàng Phát triển VN tham gia tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu cá tra.

Khi sản phẩm xuất khẩu ngày càng chịu sự kiểm tra gắt gao của các nước trên thế giới, giá tôm sú và tôm thẻ bấp bênh, quy trình sản xuất sạch của mô hình nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến theo hướng VietGAP tạo bước đột phá cho nền kinh tế mũi nhọn Cà Mau phát triển bền vững.