Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con

Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con
Ngày đăng: 13/07/2012

Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.

Sắt bổ sung cho lợn con chủ yếu dưới dạng dung dịch tiêm như: Fedextran, Fedextrin hoặc gleptoferon... liều tiêm trung bình 300mg/con/2lần/lứa.

Nên chọn dung dịch sắt của các hãng thú y lớn có uy tín như: Bi-O; Vemedim; Thú y xanh Việt Nam,… dưới dạng hỗn hợp sắt với Polyvitamin hoặc sắt + B.Complex.

Điều cần lưu ý là phải xem thời hạn sử dụng của sản phẩm xem đã hết hạn chưa. Có thể nhận biết dung dịch sắt còn phẩm chất hay không bằng cách lắc nhẹ sản phẩm, thấy dung dịch tan đồng nhất, không phân tầng, không lắng cặn sau đó ít phút là được. Nếu phân tầng, lắng cặn sau 5-10 phút lắc, không được dùng vì sắt đã kết tủa tiêm vào sẽ gây ngộ độc, có thể dẫn đến chết lợn (ngay cả khi dung dịch sắt còn hạn sử dụng, do bảo quản không tốt nên mất phẩm chất).

Khi tiêm sắt chú ý, luộc sôi xy lanh 3-5 phút để khử trùng, trước khi hút dung dịch sắt vào xilanh phải lắc đều. Tiêm lợn 3 ngày tuổi, vị trí tiêm vào mông hay đùi sau, liều lượng 100mg sắt nguyên chất/1ml dung dịch sắt/lần. Tiêm lần 2 khi lợn 10 ngày tuổi, liều lượng 200mg sắt/2ml/lần; vị trí tiêm ở gáy sau gốc tai, úp vành tai sát vào thân, tiêm ở vị trí vành tai, tiêm bắp. Trước khi rút mũi tiêm ra cần phải dùng ngón tay ấn chặt vào vị trí tiêm trong 30 giây để dung dịch sắt không thoát ra theo khi rút mũi kim.


Có thể bạn quan tâm

Giảm Nhập Siêu - Giảm Lệ Thuộc! Giảm Nhập Siêu - Giảm Lệ Thuộc!

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 7, cả nước nhập siêu khoảng 200 triệu USD. Nhìn bức tranh xuất nhập khẩu của các tháng đầu năm 2014, có thể thấy đây là thời điểm con số nhập siêu giảm sâu nhất (trong 6 tháng đầu năm, xuất siêu của Việt Nam đạt gần 1,51 tỷ USD).

22/07/2014
Bí Đỏ Bí Đầu Ra Bí Đỏ Bí Đầu Ra

Nông dân Võ Văn Cường, thôn Suối Méc, xã Ninh Thân (TX Ninh Hòa), một người trồng bí đỏ có thâm niên cho biết: Năm nay thời tiết tương đối thuận lợi nên cây bí sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất tương đối ổn định, dao động từ 12-15 tấn/ha, tăng từ 2-3 tấn/ha so với năm ngoái.

08/12/2014
Khoa Học Công Nghệ Là Then Chốt Trong Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Khoa Học Công Nghệ Là Then Chốt Trong Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Hơn 500 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lí và DN ngồi chật kín hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học công nghệ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM do Bộ NN-PTNT và Bộ KHCN đồng tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội cho thấy sức hút của khoa học công nghệ (KHCN) với phát triển nông nghiệp hiện rất lớn.

08/12/2014
Khánh Hòa Hạn Chế Rủi Ro Nhờ Nuôi Tôm Theo Hướng Bảo Vệ Môi Trường Khánh Hòa Hạn Chế Rủi Ro Nhờ Nuôi Tôm Theo Hướng Bảo Vệ Môi Trường

Vụ nuôi tôm hùm năm 2014, các chủ lồng nuôi đã thay đổi hình thức nuôi tôm bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn tươi. Cụ thể là sau khi làm vệ sinh lồng bè xong, người nuôi thả tôm hùm con với mật độ 5 con/m2. Trong ba tháng đầu, chủ lồng không cho tôm ăn thức ăn tươi mà chỉ bón phân gây tảo trong từng ô để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm.

22/07/2014
Kinh Phí Nhà Nước Cho KHCN Trong Nông Nghiệp Bị “Chia Năm Sẻ Bảy” Kinh Phí Nhà Nước Cho KHCN Trong Nông Nghiệp Bị “Chia Năm Sẻ Bảy”

Mặc dù tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2008-2013 khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng có tới 32% chi cho lương và hoạt động bộ máy. Nghiên cứu còn phân tán, thiếu tính đột phá và tính ứng dụng không cao…

08/12/2014