Trên 67 Ha Mì (Sắn) Ở Huyện Krông Bông Bị Bệnh Rệp Sáp Bột Hồng

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) đã có trên 67 ha mì (sắn) bị bệnh rệp sáp bột hồng, tập trung ở các xã Khuê Ngọc Điền, Hòa Sơn và thị trấn Krông Kmar.
Chi cục Bảo vệ thực vật khẳng định, rệp sáp bột hồng là đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây mì, xuất hiện lần đầu tiên ở Dak Lak, có khả năng lây lan nhanh (qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nếu không chủ động phòng trừ kịp thời thì nguy cơ lây lan ra diện tích mì trên địa bàn huyện cũng như các huyện lân cận là rất lớn.
Trước tình hình trên, Chi cục đã tổ chức buổi tập huấn phòng trừ bệnh rệp sáp bột hồng cho 70 hộ dân ở xã Khuê Ngọc Điền để giúp các hộ trồng mì cách nhận biết dấu hiệu bệnh và biện pháp phòng, chống bệnh nhằm xử lý kịp thời, hạn chế lây lan ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng nông thôn được kiện toàn qua 5 năm (2009 - 2014) triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông) là tiền đề để huyện Thăng Bình thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người lao động, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn.

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong những tháng cuối năm nay đón nhận nhiều thông tin tích cực khi các thị trường lớn quay lại mua hàng, giảm tải áp lực tiêu thụ gạo khi thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại.

11 tỉnh có hộ nghèo được nhận bò giống gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An.

Thời gian gần đây, nhiều nông dân trồng mì ở xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu rất lo lắng vì một loại bệnh lạ gây thối củ ở cây mì, mức độ thối củ khá cao với tỷ lệ từ 60-70%. Bệnh còn có chiều hướng lây lan sang các đám mì khác.

Thanh long ruột đỏ trước đây 30.000-35.000 đồng một kg nay chỉ còn 12.000 đồng, thơm thay vì 10.000 đồng một trái thì nay mua được 4 trái.