Trăn tiếp tục rớt giá
Cảnh lột da trăn tại một cơ sở nuôi trăn lấy da xuất khẩu
Điều này khiến người nuôi không yên tâm, nhất là những trại nuôi với quy mô lớn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Ông Thái Vinh Thai, chủ trang trại chăn nuôi trăn và cá sấu Hồng Quang ở thị trấn Tri Tôn (An Giang) cho biết, trước đây người nuôi trăn chỉ sau 1 năm đạt trọng lượng 6 kg/con, bán với giá 270.000đ/kg, bình quân lời mỗi con khoảng 1 triệu đồng.
Nay giá trăn giảm gần 50% nên người nuôi không có lời.
Ông Năm Thường, chủ một trại trăn ở thị trấn Phong Điền (Cần Thơ) cũng cho biết, giá trăn hiện nay vẫn tiếp tục giảm còn 120.000 đ/kg (loại 6kg); 200.000 đ/kg (loại trên 40kg), khiến người nuôi lao đao, vì giá thức ăn ngày càng cao mà đầu ra thì lại giảm.
Do trăn thương phẩm rớt giá nên da trăn XK cũng mất giá gần 50%. Trước đây da trăn sơ chế bán giá từ 570.000 - 630.000 đ/m (tùy loại), nay chỉ còn 300.000đ – 350.000 đ/m.
Theo ông Thai, nguyên nhân giá giảm là do thị trường Trung Quốc không tiêu thụ mạnh và thị trường châu Âu cũng không có hợp đồng lớn.
Có thể bạn quan tâm
Là một huyện thuần nông, ngoài phát triển nghề rừng, trồng cây lương thực, những năm gần đây huyện An Lão (Bình Định) còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá nước ngọt… tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập kinh tế hộ.
Trước đây, nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) phát triển rất mạnh, hàng năm cứ vào tháng 3 đến tháng 5, các hộ chuyên nuôi ong từ các tỉnh miền Đông hoặc tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long… sang tìm “đặt chỗ” với các nhà vườn trong huyện để nuôi ong lấy mật.
Thịt heo bẩn là một trong những nỗi lo thường trực của người tiêu dùng vì rất khó tránh trong các bữa ăn
Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, những năm gần đây, nhiều loài động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm đã được nông dân chăn nuôi thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, xuất khẩu cà phê 10 tháng của năm 2015 đạt gần 215 ngàn tấn, chỉ bằng 49,3% so với cùng kỳ năm trước.