Duy trì diện tích nuôi tôm sú, chỉ nuôi tôm thẻ ở vùng thuận lợi
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nay, nuôi tôm nước lợ tiếp tục đối mặt với những khó khăn như điều kiện thời tiết diễn biến cực đoan, xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa, nắng nóng làm độ mặn, nhiệt độ… biến động mạnh, tạo điều kiện cho dịch bệnh trên tôm nuôi phát triển như: bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, phân trắng…
Mặt khác, giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu giảm mạnh, trong khi giá vật tư đầu vào cho tôm nuôi tăng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đến quý III/2015 có khả năng thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu cho xuất khẩu.
Trước tình hình trên, để đảm bảo triển khai kế hoạch sản xuất tôm nước lợ hiệu quả, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi; chủ động quan trắc cảnh báo môi trường, cập nhật thông tin và thông báo kịp thời đến vùng nuôi và người nuôi. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, đặc biệt là con giống.
Xây dựng các mô hình nuôi tôm hiệu quả, phố biến, nhân rộng để người dân áp dụng. Tiếp tục khuyến khích áp dụng công nghệ nuôi tôm trong nhà bảo đảm an toàn sinh học để kiểm soát các yếu tố môi trường và tăng năng suất. Khuyến cáo người nuôi thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh. Đối với các tỉnh phía Bắc, ngoài những vấn đề nêu trên cần tập trung chỉ đạo người nuôi tôm thực hiện công tác thả giống theo lịch thời vụ và thực hiện tốt theo kế hoạch.
Về phía người nuôi tôm, Tổng cục Thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm duy trì ổn định diện tích tôm sú và tăng cường nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh và nuôi sinh thái. Riêng đối với tôm thẻ chân trắng, do thị trường đang khó khăn nên người nuôi chỉ nên nuôi thâm canh, bán thâm canh ở những vùng có điều kiện thuận lợi để tăng hiệu quả và giảm giá thành sản xuất.
Lựa chọn tôm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; Tôm giống thả nuôi phải đảm bảo đạt kích cỡ (cỡ giống tối thiểu đối với tôm sú là Post larvae 15, tôm thẻ chân trắng là Post larvae 12), được kiểm dịch và kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu bởi các cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện ương gièo giống trước khi thả nuôi thương phẩm; Chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 300C (sáng sớm hoặc chiều mát); Thả nuôi với mật độ hợp lý (tôm thẻ 40-60 con/m2, tôm sú 10-15 con/m2).
Đối với vùng có độ mặn cao hơn 25‰ không phù hợp cho phát triển của tôm nuôi và dễ xảy ra dịch bệnh, cần chủ đông bổ sung nguồn nước ngọt để có độ mặn phù hợp trước khi thả tôm giống. Vùng không có điều kiện thì hạn chế thả giống hoặc thả chậm đón mùa mưa.
Cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật, có ao lắng đúng quy cách, thực hiện biện pháp an toàn sinh học trước khi thả tôm bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước để dảm bảo sức khỏe tôm nuôi và giữ môi trường bền vững; Thực hiện chế độ cho ăn và quản lý thức ăn phù hợp, tránh lãng phí thức ăn và ô nhiễm môi trường… để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Người nuôi cần duy trì mực nước tối thiểu 1,3-1,5m, nếu cần cấp bổ sung nước thì phải được lấy từ ao lắng, xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Đồng thời chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, tăng cường oxy và giảm thiểu thiếu oxy cục bộ. Thường xuyên cập nhật kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi từ cơ quan trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh để có biện pháp xử lý kịp thời (đặc biệt là mật độ vibrio trong môi trường nước).
Có thể bạn quan tâm
Sau khi trừ chi phí, nhà vườn thu nhập mỗi công táo hồng đạt từ 30- 40 triệu đồng.
Chưa tới một tháng rưỡi nữa thì nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ bước vào vụ thu hoạch mía chính vụ của niên vụ mía 2015-2016. Hiện nay, bên cạnh việc triển khai những giải pháp để chuẩn bị cho mùa vụ mới thì vấn đề đang gây tranh cãi và cứ lặp đi lặp lại trước khi vào vụ ép mía hàng năm là việc chưa thống nhất về thời gian vào vụ và giá thu mua mía của các nhà máy đường.
Thông tin này được công bố tại buổi họp báo do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức chiều ngày 6.8.
Liên kết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại được khẳng định là ưu việt nhất hiện nay. Trong đó, liên kết "4 nhà": nhà nông- nhà nước- nhà khoa học- nhà doanh nghiệp được coi là vấn đề mấu chốt nhất nhằm tạo chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn.
Mặc dù phía Mỹ đã lên tiếng phủ nhận bán phá giá gà vào Việt Nam, nhưng phía Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho rằng, đó chỉ là những tuyên bố ngụy biện, khó thuyết phục người chăn nuôi trong nước. Hiệp hội vẫn sẽ theo đuổi vụ kiện như kế hoạch đã định sẵn.