Cà Mau phổ biến quy trình nuôi tôm sạch

Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm, Tổng giám đốc Cty Hóa sinh chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm cùng người dân Xứ Mũi Sau những thành công cùng người nuôi tôm Xứ Mũi, vừa qua công ty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam (Cty Hóa sinh) đã được Hội thủy sản Cà Mau mời chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm cho hàng trăm người dân. Từ ngày 25 – 27/5, Hội thủy sản Cà Mau đã kết hợp cùng Cty Hóa sinh tổ chức 3 cuộc hội thảo tại các huyện Ngọc Hiển, Cái Nước và Đầm Dơi.
“Cà Mau có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm công nghiệp. Cái duy nhất hiện nay chúng ta còn thiếu để đi đến thành công là chưa lắm vững kỹ thuật nuôi. Chính vì vậy, chúng ta phải học nuôi tôm công nghiệp, qua những buổi hội thảo tập huấn hy vọng giúp đỡ được bà con”, ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội nuôi trồng thủy sản Cà Mau phát biểu trong buổi hội thảo tập huấn nuôi tôm ngày 27/5 tại Đầm Dơi.
Trong các hội thảo, người nuôi tôm được tiến sĩ Nguyễn Văn Năm, Ủy viên hội nghề cá, Tổng giám đốc Cty Hóa sinh giải đáp, chia sẻ kỹ thuật nuôi và giới thiệu đến người nuôi “Quy trình nuôi tôm sạch và bền vững” của công ty. “Làm theo quy trình của công ty có ưu điểm tuyệt đối là tạo ra sản phẩm tôm sạch không nhiễm kháng sinh. Đặc biệt chi phí mỗi vụ cho mỗi ha chỉ khoảng 30 triệu đồng đối với tôm thẻ 3 tháng, 40 triệu đối với tôm sú 5 tháng, thấp hơn rất nhiều so với các quy trình khác”, tiến sỹ Năm khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Trước nguy cơ người dân đổ xô trồng cây mắc ca tự phát theo phong trào mà chưa có các thông tin đầy đủ về loại cây còn khá mới mẻ này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản khuyến cáo việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn.

Sau một thời gian mưa dầm kéo dài, hiện Trời bắt đầu có nắng trở lại nên bà con trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang tranh thủ thu hoạch lúa Hè thu đã quá ngày cắt. Tuy nhiên, điều quan tâm trong lúc này là các thương lái đều hạ giá thu mua lúa của nông dân xuống từ 200 - 300 đồng/kg so với giá đã đặt cọc cách nay khoảng một tuần.

Với xuất phát điểm từ một HTX đầu tư vào huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) chủ yếu là trồng keo lấy gỗ, nhận thấy mảnh đất này giàu tiềm năng cho phát triển các loại dược liệu quý, đến nay HTX Toàn Dân (xã Thanh Lâm, Ba Chẽ) đã phát triển thêm vùng trồng cây ba kích tím. Qua đó, mở hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Do nhiều chân ruộng vàn cao cấy lúa năng suất thấp, nông dân nhiều xã của huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã chuyển đổi sang trồng khoai sọ. Nhờ vậy hiệu quả sử dụng đất và thu nhập được nâng cao.

Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long là địa phương trồng khoai lang lớn nhất vùng ĐBSCL với gần 10.000 ha. Trước đây mỗi tạ khoai nông dân bán được với giá từ 500 đến 700 ngàn đồng, thì hiện tại giảm xuống chỉ còn 60 ngàn đồng đến 120 ngàn đồng/tạ - đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay. Nhiều hộ nông dân sau khi thu hoạch lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần...