Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trà Vinh Tìm Giải Pháp Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Người Nuôi Tôm

Trà Vinh Tìm Giải Pháp Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Người Nuôi Tôm
Ngày đăng: 24/04/2014

Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.

Theo báo cáo của lãnh đạo 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành thì khó khăn, vướng mắc mà các địa phương đang phải đối mặt là nhu cầu vốn, nguồn điện phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014, nhất là nguồn điện phục vụ cho nuôi tôm thẻ chân trắng.

Ông Phạm Minh Truyền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh nhìn nhận: Tại tất cả các vùng nuôi tôm tập trung của tỉnh đều đang thiếu hụt nguồn điện. Trong đó, tại các vùng mới phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng thì tình trạng thiếu điện càng trầm trọng hơn.

Ông Truyền khuyến cáo người dân ở những vùng không đủ điều kiện nguồn điện thì nên quay lại nuôi tôm sú. Để nghề nuôi tôm phát triển ổn định và bền vững, thì cũng cần có quy hoạch cụ thể hệ thống lưới điện phục vụ cho nuôi thủy sản.

Ông Dương Văn Kẻn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Trà Vinh ghi nhận: Nhu cầu điện phục vụ cho nghề nuôi thủy sản của người dân là chính đáng. Tuy nhiên, do phát triển diện tích nuôi tôm không tuân thủ quy hoạch, không nằm trong quy hoạch phát triển điện, nên không có đủ nguồn điện phục vụ cho sản xuất. Do đó, cần có kế hoạch khuyến cáo người dân biết cụ thể những vùng nào có thể cung cấp được nguồn điện để người dân chủ động trong sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của ngành Điện trong việc điều tiết, cung ứng điện cho sản xuất. Ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp kịp thời, nhất là trong lĩnh vực thủy sản, trong điều kiện thời tiết, diễn biến môi trường không thuận lợi nhưng tỷ lệ thiệt hại tôm nuôi chỉ ở mức hơn 10% là thành tích đáng ghi nhận.

Ông Nguyễn Văn Phong lưu ý các ngành, các địa phương ven biển thời gian tới cần theo dõi, giám sát, chuyển giao và phòng ngừa tốt dịch bệnh thủy sản; Tổ chức tọa đàm, hội thảo để giúp người dân thông hiểu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi thủy sản. Trong năm 2014, ngành Thủy sản cần phải tập trung vào lĩnh vực sản xuất và cung ứng giống thủy sản tại địa phương cho người nuôi lên 70 đến 80%. Đối với Ngân hàng, cần tranh thủ nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của gói tín dụng dành cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Các địa phương có kế hoạch nhu cầu vốn để ngân hàng thu xếp bố trí vốn kịp thời. Đối với ngành Điện, bằng nhiều giải pháp năm 2014 – 2015 phải đảm bảo cơ bản nguồn điện phục vụ nuôi thủy sản; trước mắt tập trung cho huyện Duyên Hải và Cầu Ngang.


Có thể bạn quan tâm

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần từ 26/10 - 1/11 Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần từ 26/10 - 1/11

Tại các tỉnh phía Bắc, các loại dịch bệnh như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ trên diện tích lúa cực muộn.

27/10/2015
Trồng thiên lý lãi trăm triệu cả năm Trồng thiên lý lãi trăm triệu cả năm

Anh Nguyễn Văn Giang, ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông (huyện Đức Huệ, Long An) có 2.000 m2 trồng cây thiên lý.

27/10/2015
Tăng cường phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn Tăng cường phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa có chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino.

27/10/2015
Hội thảo chế biến thức ăn thủy sản sạch Hội thảo chế biến thức ăn thủy sản sạch

Vừa qua, Khoa Thủy sản (ĐH Cần Thơ) phối hợp ĐH Khoa học biển và công nghệ (Nhật Bản) tổ chức hội thảo chuyên đề quốc tế "Chế biến sản phẩm thức ăn thủy sản sạch".

27/10/2015
Rệp sáp bột hồng hại sắn giảm Rệp sáp bột hồng hại sắn giảm

Ngày 23/10, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức lễ tổng kết chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn.

27/10/2015