Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi nông dân được trao cần câu

Khi nông dân được trao cần câu
Ngày đăng: 23/06/2015

Thông qua các lớp tập huấn, hội viên nông dân đã có thêm những kiến thức để mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, các mô hình, câu lạc bộ cũng là nơi để hội viên có thể chủ động tìm kiếm thông tin, kiến thức về khoa học kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm trong lao động sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Song song với chuyển giao khoa học kỹ thuật, các cấp Hội cũng tạo điều kiện để nông dân có thêm nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh bằng việc vận động hội viên đóng góp xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân. Bà Niê Bích Đào-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho biết: Từ năm 2010 đến nay, các cấp Hội đã vận động đóng góp được hơn 2 tỷ đồng, nâng tổng số Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh lên trên 12 tỷ đồng và đã giải quyết cho 1.286 lượt hộ vay. Đồng thời, Hội cũng đứng ra tín chấp với các doanh nghiệp cho hội viên nông dân mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… trả chậm để hỗ trợ cho những nông dân thiếu vốn có vốn sản xuất.

Cũng theo bà Niê Bích Đào, tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 54.567 hộ nông dân được công nhận đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi các cấp. Đặc biệt, trong số đó có 15.850 hộ sản xuất-kinh doanh giỏi là đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này cho thấy, việc hỗ trợ, đồng hành của các cấp Hội đã mang lại hiệu quả thiết thực, bước đầu làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của nhiều hội viên. Là một trong những người tiên phong của làng chuyển đổi diện tích lúa khô hạn sang trồng rau, nông dân Klil (xã Chư Á, TP. Pleiku), chia sẻ rằng, từ khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích vườn nhà, cuộc sống gia đình ông từng bước cải thiện. Những vườn khổ qua, dưa leo… cho gia đình ông thu nhập ổn định mỗi ngày và ông đang trồng thử nghiệm giống cỏ nuôi bò trên diện tích 600 m2.

Còn với nông dân A Nấp (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) vì có lợi thế đất đai rộng lớn nên gia đình ông chọn cách làm giàu kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Bình quân mỗi năm gia đình ông thu nhập gần 1 tỷ đồng từ việc chăn nuôi 5 con bò, 4 ha cao su, 1,5 ha cà phê, 1 ha hồ tiêu, 0,6 ha lúa nước...  Gia đình ông còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động tại chỗ và giúp cho hàng trăm hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ trong sản xuất mỗi năm.

Đặc biệt, một số hội viên nông dân đã tìm tòi, sáng tạo và trở thành “nhà sáng chế” khi nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm có tính ứng dụng rộng rãi cho nhà nông. Điển hình như nông dân Đỗ Đức Quang (phường Trà Bá, TP. Pleiku) đã cải tiến, chế tạo thành công máy đào xới bồn cà phê đa năng, có thể đào rãnh ép xanh, xới xốp đất, xới cỏ cho cây cà phê. Chiếc máy đa năng do nông dân này chế tạo còn có thể đào rãnh chôn ống nước, đào mương thoát nước chống úng cho hồ tiêu, xới đất trồng hoa màu, đào móng nhà cấp 4… Ngoài ra, ông Quang còn cải tiến thành công máy hái cà phê ở dạng cầm tay gây mỏi, tốn nhiều công sức sang máy hái cà phê đeo lưng với năng suất bằng 5 đến 7 lao động trong ngày.

…Thực tế, từ việc trao cho hội viên những “cần câu”, các cấp Hội Nông dân đã giúp cho hàng ngàn hộ nông dân thoát nghèo mỗi năm và giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động ở địa bàn nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Tìm đầu ra cho hạt gạo Tìm đầu ra cho hạt gạo

Rớt thầu Philippines, gạo thơm đang xuất hiện thêm đối thủ khó chịu là Myanmar đang đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Không chỉ là chọn gạo thơm hay chăm bẳm vào gạo phẩm cấp thấp, chuyện xác lập những phân khúc xuất khẩu gạo của Việt Nam cần đặt trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải làm lại từ khâu giống đến việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

29/06/2015
Rau an toàn Tứ Xã hướng đi chưa bền vững Rau an toàn Tứ Xã hướng đi chưa bền vững

Sản xuất rau là nghề truyền thống và thế mạnh của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao. Qua sản xuất, nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong luân canh, xen canh rau màu và việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT) là định hướng phát triển lâu dài của nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, mô hình trồng RAT tại Tứ Xã được triển khai từ năm 2006, đến nay vẫn chưa thực sự có một hướng đi bền vững.

29/06/2015
Liên kết sản xuất lúa giống hàng xóa ở Duy Xuyên nông dân điêu đứng Liên kết sản xuất lúa giống hàng xóa ở Duy Xuyên nông dân điêu đứng

Vụ đông xuân 2014 - 2015, ngành nông nghiệp và một số hợp tác xã trên địa bàn huyện Duy Xuyên liên kết với Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa (tỉnh Nghệ An) sản xuất lúa giống hàng hóa trên các cánh đồng mẫu. Thế nhưng, gần 2 tháng trôi qua kể từ khi kết thúc mùa thu hoạch, nhà nông vẫn không thấy doanh nghiệp đến thu mua sản phẩm như đã cam kết…

29/06/2015
Chậm triển khai Nghị định 67 Chậm triển khai Nghị định 67

Đến thời điểm này mới có 12 trong tổng số 68 chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản (gọi tắt là Nghị định 67) được các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp cận. Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định 67?

29/06/2015
Đẩy nhanh tiến độ sản xuất hè thu Đẩy nhanh tiến độ sản xuất hè thu

Từ giữa tháng 6/2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có mưa đều trên diện rộng, do đó các địa phương đã và đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu, đảm bảo đến cuối tháng 6/2015 kết thúc gieo trồng…

29/06/2015