Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Hè thu chết yểu vì ngộ độc phèn

Lúa Hè thu chết yểu vì ngộ độc phèn
Ngày đăng: 23/06/2015

Tuy chưa có con số thống kê cụ thể về diện tích thiệt hại, nhưng vào thời điểm trung tuần tháng 6 vừa qua, tình trạng lúa chết đã diễn ra cục bộ trên hầu hết cánh đồng ở các ấp của xã Vĩnh Viễn A, với tỷ lệ bình quân 30-40%, thậm chí một số ít trường hợp lúa ngoài ruộng bị chết hầu như hoàn toàn. 

Thiệt hại đáng kể

Dẫn lối ra miếng ruộng trên tuần tuổi phía sau nhà, ông Phạm Văn Phụng, ngụ ấp 10, không ít lần tặc lưỡi, lắc đầu ngao ngán trước tình cảnh lúa Hè thu muộn chết bất thường. Ông Phụng cho hay, vụ này trên 2ha lúa của gia đình đều gieo sạ giống OM 5451. Đây là loại giống được người dân trồng khá phổ biến ở địa phương nhờ khả năng chống chịu sâu bệnh, cứng cây, ít đổ ngã. Nhất là thích ứng với đất đai, thổ nhưỡng địa phương nên có thể canh tác được quanh năm trên vùng “rốn phèn” Vĩnh Viễn A. Thế mà, sau khi xuống giống được chừng 5 ngày thì cây lúa dưới ruộng thối rễ và chết dần.

Để cho kịp mùa vụ, ông Phụng đã tranh thủ mua hàng chục ký giống lúa ngắn ngày trị giá trên 400.000 đồng để sạ bù ở những nơi lúa chết nhiều, còn chỗ ít thì chờ lúa lớn lên rồi tiếp tục nhổ cấy giặm lại sau. Ông Phụng ước tính tỷ lệ lúa chết rải rác ngoài ruộng trên 50%. Tính sơ sơ khoản tiền thiệt hại về phân, giống bước đầu đã hơn 1 triệu đồng. “Ruộng lúa mất lỗ nhiều quá nên mạ đâu có đủ để mà nhổ cấy. Còn sạ lại thì phải tốn thêm khoản chi phí lớn, nhưng chưa chắc xuống giống xong cây lúa sẽ bám rễ và phát triển tốt. Khả năng vụ Hè thu năm nay thất mùa là rất cao”, ông Phụng than.

Đáng buồn hơn là một số ít trường hợp ruộng lúa của người dân trên địa bàn xã Vĩnh Viễn A bị chết hầu như hoàn toàn. Cho nên, buộc họ phải tranh thủ chọn mua nguồn giống đảm bảo chất lượng về sạ lại cho kịp mùa vụ nếu như không muốn tiếp tục bỏ đất trống, trong đó có hộ ông Lê Quốc Việt, ngụ ấp 8. Bởi, giống như nhiều hộ dân ở địa phương có ruộng bị thiệt hại khác, khi lúa ngoài đồng của ông Việt được 5 ngày tuổi đã bắt đầu chết và cho đến 10 ngày sau thì chết sạch. Vì thế, ông Việt đã chi ra khoản tiền triệu để mua giống cấp xác nhận trên 10.000 đồng/kg về sạ lại 1,3ha ruộng lúa nhà mình.

Thời tiết bất lợi

May mắn hơn một chút, gần 1ha lúa trên 10 ngày tuổi của hộ ông Cao Hoàng Tím, ngụ ấp 10, đã bị chết hơn một nửa diện tích. Ông Tím thông tin, trước khi xuống giống, ông thuê máy cày ải, làm đất rất đảm bảo sau mấy tháng ngừng canh tác do đợt hạn, mặn khá gay gắt vừa qua. Thế nhưng, khi lúa dưới ruộng được khoảng tuần tuổi thì bắt đầu thối rễ chết. “Hiện 4 công (tầm lớn 1.300m2), trong tổng số 7 công trồng giống OM 5451 đã chết sạch. Tuy vậy, tôi sẽ để đất trống đến hết vụ Hè thu năm nay. Bởi xuống giống cũng đã trễ mùa vụ, kéo theo thu hoạch muộn chuột cắn phá thất thoát năng suất dữ lắm”, ông Tím chia sẻ.

Ông Lê Văn Khoa, Bí thư Chi bộ ấp 10, xã Vĩnh Viễn A, cho rằng có lẽ do tác động của biến đổi khí hậu nên năm nay thời tiết diễn biến hết sức bất thường. Mặn xâm nhập sâu vào các tuyến kênh, rạch của địa phương, với nồng độ cao và kéo dài 3-4 tháng trời. Đồng nghĩa với việc người dân nơi đây đã bỏ đất trống phơi nắng suốt thời gian dài. Vậy mà sau khi bắt tay gieo sạ lại vụ Hè thu muộn tính ra đã trễ hơn cùng kỳ các năm qua trên 1 tháng, nhưng lúa ngoài ruộng vẫn không thể phát triển bình thường. Đó là do mùa mưa năm nay về trễ và diễn ra khá ít nên chưa thể rửa phèn cho đất, dẫn đến lúa chết.

Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, khẳng định: Theo ghi nhận ban đầu, khả năng lúa Hè thu muộn của người dân xã Vĩnh Viễn A bị chết là do ngộ độc phèn. Vì trời nắng nóng liên tục kéo dài trong mùa hạn, mặn vừa qua đã làm cho mặt ruộng bị khô, phèn tích tụ vào đất. Khi mưa xuống, mặn rút, người dân tiến hành cày ải, làm đất gieo sạ lại thì phèn trong đất tan ra gây ngộ độc cho cây lúa. Do đó, người dân cần bón vôi bột từ 40-50kg/công giúp trung hòa phèn, tăng độ pH trong đất, kết hợp bón bổ sung lân và phân bón lá nhằm kích thích cây lúa bén rễ tốt, phát triển nhanh.

Mở màn vụ lúa Hè thu muộn đối với người dân Vĩnh Viễn A thật không mấy suôn sẻ. Nhưng chung quy lại là do yếu tố thời tiết bất lợi gây ra. Vì thế, bên cạnh việc tăng cường khuyến cáo các biện pháp khoa học kỹ thuật của ngành chuyên môn, thì chính quyền địa phương cần quan tâm rà soát thống kê diện tích bị thiệt hại để sớm đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, góp phần ổn định sản xuất cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Bí Đỏ Đạt Năng Suất 600kg/sào Bí Đỏ Đạt Năng Suất 600kg/sào

Vụ xuân 2012, hợp tác xã nông nghiệp thôn Ngô Cương (xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình) đã triển khai gieo trồng 21 mẫu bí đỏ siêu cao sản (siêu hạt).

14/06/2012
Xuất Khẩu Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Không Mấy Khả Quan Xuất Khẩu Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Không Mấy Khả Quan

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.

15/06/2012
Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

15/06/2012
Thoát Nghèo Nhờ Dê Thoát Nghèo Nhờ Dê

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

15/06/2012
Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

16/06/2012