Khơi thông dòng chảy cho nông nghiệp, nông thôn
Qua việc áp dụng chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn, một số quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, do đó những điểm mới theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng này mới được Chính phủ ban hành sẽ là bước đột phá đối với doanh nghiệp và nông dân.
Theo nghị định mới, có 7 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) gồm cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn nông thôn; cho vay theo các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực NNNT của Chính phủ; cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn; cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn; cho vay phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Trước đây, trong khi thực hiện Nghị định 41, nhiều nông dân thực thụ nhưng chỉ vì hộ khẩu không nằm ở khu vực nông thôn nên không được tiếp cận vốn vay. Điểm mới trong Nghị định 55 quy định người được vay vốn phục vụ phát triển NNNT bao gồm cả các cá nhân, hộ gia đình có tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn, mà Nghị định cũ đã loại trừ.
Ngoài việc bổ sung đối tượng vay vốn, mức cho vay không cần tài sản đảm bảo cũng được nâng lên cho phù hợp với quy mô và chi phí sản xuất nông nghiệp hiện nay. Mức cho vay không có tài sản đảm bảo được nâng lên gấp 1,5 đến 2 lần so với trước. Một điểm mới nữa là nghị định có quy định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cũng đơn giản hóa thủ tục, chi phí cho khách hàng vay; khuyến khích khách hàng tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp…
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và lợi thế so với các địa phương khác trong khu vực, Gia Lai có tiềm năng phát triển nhanh và bền vững các loại cây công nghiệp. Thực tế, qua quá trình thực hiện tín dụng NNNT thời gian qua, với các cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế vay vốn đầu tư vào lĩnh vực NNNT, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, trong đó tập trung chủ yếu phát triển cây công nghiệp chủ lực của địa phương như trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, cao su, hồ tiêu... Nhờ đó, nông dân cũng như doanh nghiệp đã đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Các mô hình sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi được hình thành.
Đầu tư tín dụng NNNT đã phát huy tích cực vai trò tự chủ của kinh tế hộ, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác. Vốn ngân hàng còn tham gia đầu tư cho việc mua sắm máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng hóa, phát triển hạ tầng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Nếu như cuối năm 2010 dư nợ tín dụng khu vực NNNT chỉ đạt 7.221 tỷ đồng (chiếm 32,2% tổng dư nợ) thì đến nay con số này đã gần 20.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 47% tổng dư nợ). Quy mô tín dụng tăng gấp 2,6 lần, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 27,2%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ quay vòng vốn nhanh chứng tỏ vốn ngân hàng được nông dân và doanh nghiệp vùng nông thôn sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống thấp.
Hiện nay, tất cả các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đều tham gia cho vay NNNT. Phát huy kết quả đạt được, khi thực hiện Nghị định mới này, cơ chế mở hơn sẽ tạo cú hích cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh đầu tư vốn phát triển lĩnh vực NNNT trên địa bàn; qua đó góp phần gia tăng sức cạnh tranh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm
Tay không ngừng rút từng chiếc vỏ trai (vỏ con trai) hứng nhựa vét sơn vào chiếc chậu hay thùng nhỏ, bác Mai Thanh Trọng ở thôn Me Thượng, xã Vô Điếm (Bắc Quang) tâm sự: “Gia đình chỉ có mấy sào ruộng và rừng tạp, đời sống khó khăn, lại sống trong địa bàn xã vùng sâu, giao thông cách trở. Nhân có lần đi thăm con gái lấy chồng ở Phú Thọ, nhận thấy cây sơn có thể trồng ở quê mình, nên tôi đã mua giống về trồng thử. Đến nay sau 2 năm trồng đã thấy được hiệu quả, nhựa sơn bán cũng cho thu nhập khá”.
Từ một hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vườn, trở thành cách làm hiệu quả được chính quyền sở tại ghi nhận và có chủ trương nhân rộng. Đó là câu chuyện của nông dân Đỗ Văn Hiển, điển hình làm kinh tế giỏi của thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).
Kích thước trái nhãn Phú Tây ở Sóc Trăng vào khoảng 4cm, cơm dày, hạt nhỏ và có mùi thơm đặc biệt.
Theo Sở KHCN Hải Dương, tới thời điểm này, Hội Nông dân thị xã Chí Linh đã được chọn là chủ đơn đăng ký cho nhãn hiệu tập thể “na Chí Linh". Sở cùng UBND và Hội Nông dân thị xã Chí Linh đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm na Chí Linh và phấn đấu hoàn thiện trong tháng 8 này.
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, xây dựng bể xi măng để thực hiện thành công mô hình nuôi lươn cho thu nhập khá.