Trà Ôn (Vĩnh Long) Vào Mùa Thu Hoạch Củ Sắn

Những ngày này, bà con nông dân ở các xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành (Trà Ôn - Vĩnh Long) đang rộn ràng bước vào mùa thu hoạch củ sắn. Hiện tại, giá củ sắn dao động từ 3.000 - 3.300 đ/kg, trừ chi phí phân thuốc, nhân công, nông dân còn lời trên 15 triệu đồng/công.
Năm nay, huyện Trà Ôn xuống giống trên 119ha củ sắn, tập trung nhiều nhất ở xã Lục Sĩ Thành (hơn 100ha). Củ sắn chính vụ được bà con trồng nhiều và tập trung nên cho năng suất khá cao, lại bán được giá.
Nhiều nông dân phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá. Thời điểm này, nông dân xã Lục Sĩ Thành đã thu hoạch được hơn 40ha củ sắn, năng suất bình quân đạt từ 60 - 80 tấn /ha, số còn lại sẽ tiếp tục thu hoạch từ nay đến cận Tết Ất Mùi năm 2015.
Hiện tại, giá củ sắn giảm 300 đ/kg, thương lái mua tại rẫy là 3.000 đ/kg. Tuy giá thấp hơn so với trước đó vài ngày nhưng người trồng củ sắn vẫn có lời.
Anh Nguyễn Thanh Tùng (ấp Mỹ Thạnh B, xã Lục Sĩ Thành) đang thu hoạch 3 công củ sắn, phấn khởi cho biết: “Năm nay, tôi thu hoạch 3 công củ sắn.
Năng suất trên 30 tấn, giá hiện tại là 3.000 đ/kg, trừ chi phí còn lời mỗi công trên 15 triệu đồng. Năm nay, gia đình rất phấn khởi, ăn tết thoải mái hơn. Hy vọng, năm sau, củ sắn trúng hơn, giá bán được cao hơn để bà con nông dân mình đỡ vất vả và vui vẻ hơn”.
Mặc dù trồng củ sắn luôn cho năng suất cao nhưng những năm gần đây diện tích trồng củ sắn trên địa bàn huyện Trà Ôn liên tục giảm, từ 164ha năm 2012, sang năm 2013 diện tích giảm còn 134ha và năm 2014 chỉ còn hơn 119ha.
Nguyên nhân chính là do giá củ sắn bấp bênh, giá vật tư nông nghiệp và chi phí thuê mướn nhân công thường khá cao nên nhiều nông dân đã chuyển sang trồng các loại màu khác. Mong rằng, thời gian tới, giá cả luôn ổn định để bà con trồng củ sắn có lời nhiều, an tâm sản xuất, không phải phập phồng lo cảnh được mùa rớt giá.
Có thể bạn quan tâm

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng... Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Dự án giao đất giao rừng cho người dân chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn của lâm trường Lắk – huyện Lắk – Tỉnh Đắk Lắk đã tạo việc làm cho không ít hộ gia đình trên địa bàn huyện Lắk.

Nhờ tính cần cù, chịu khó và biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nông dân Lê Văn Nhang (66 tuổi), thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Làm giàu không dễ nhưng cũng không khó với những người có ý chí và nghị lực như anh Nguyễn Thanh Sơn ở thôn Thanh Bình 3, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).

Với nhiều người dân thôn Nhuận Trạch (xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội) thì cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thung là tấm gương vượt khó để làm giàu trên vùng chiêm trũng quê hương.