Phú Yên Không Thả Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt

UBND Tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân nắm được những tác động, ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học, cũng như hiệu quả kinh tế đối với việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, không để người dân tự ý thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt. Đối với những địa phương đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt trước đây, yêu cầu người nuôi thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ môi trường, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.
Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra, giám sát các vùng nuôi trồng thủy sản, không chủ trương nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt và thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Phú Yên.
Theo các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và người dân đều thấy rằng việc đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi trong nước ngọt có nhiều bất cập. Cụ thể là việc này sẽ tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm.
Về lâu dài, việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh.
Bên cạnh đó, năng suất, sản lượng, chất lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm nuôi ở nước ngọt kém hơn so với nước lợ, giá bán thấp hơn. Đặc biệt, khi nhu cầu xuống thấp, giá không ổn định thì người nuôi sẽ có nguy cơ thua lỗ. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm chưa phù hợp, chi phí đầu tư cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh mọi thời điểm sẽ là rủi ro lớn cho người nuôi.
Mặt khác, các mầm bệnh mới từ tôm thẻ chân trắng có thể lây lan cho đối tượng nuôi truyền thống như tôm càng xanh và các loài thủy sản khác.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trong một tuần qua giá tôm lao dốc mạnh và đang đứng mức 110.000 đồng/kg loại 70 con/kg, thấp hơn 30.000-40.000 đồng/kg so thời điểm trước đó.

Ông Trang Thanh Triều, Chủ tịch UBND xã Mỹ Long Bắc (Cầu Ngang, Trà Vinh) cho biết: Cây đậu phộng là cây trồng xen canh trên đất lúa (2 vụ màu, 2 vụ lúa/năm) gần 30 năm nay và đã giúp cho nông dân xã Mỹ Long Bắc cải thiện, nâng cao đời sống.

Giá dừa khô tăng mạnh trong tuần qua là do nhu cầu tiêu thụ cao loại dừa khô lột vỏ xuất sang thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Camphuchia…

Vinafood 2 đã chính thức tham gia vào tiến trình đấu thầu nhằm bán 800 ngàn tấn gạo cho Philippines tại thành phố Quezon.

Từ Tết Nguyên đán đến nay, thời tiết khô ráo kết hợp với sương mù xuất hiện nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ và bệnh muội đen trên lá tàn phá cây xoài trên diện rộng làm cây xoài khó đậu quả. Đến nay, xoài đang vào mùa thu hoạch nhưng sản lượng không bao nhiêu, việc tiêu thụ cũng gặp không ít khó khăn do cước phí tăng.