Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc Cung Cấp Hơn Một Nửa Số Phân Bón Nhập Khẩu Vào Việt Nam

Trung Quốc Cung Cấp Hơn Một Nửa Số Phân Bón Nhập Khẩu Vào Việt Nam
Ngày đăng: 30/11/2014

Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 16 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc là nguồn cung chính, chiếm trên 52% tổng lượng phân bón nhập khẩu.

Tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 400 nghìn tấn, trị giá 142,1 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so với tháng trước đó, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 3,3 triệu tấn phân bón các loại, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,18% về lượng và giảm 24,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 16 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc là nguồn cung chính, chiếm trên 52% tổng lượng phân bón nhập khẩu, tương đương với 1,7 triệu tấn, trị giá 560,3 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2013, thì nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc lại giảm cả về lượng và trị giá, giảm 14,72% về lượng và giảm 20,34% về trị giá.

Nguồn cung lớn thứ hai là thị trường Nga với 357,9 nghìn tấn, trị giá 131,2 triệu USD, tăng 60,07% về lượng và tăng 28,85% về trị giá so với cùng kỳ.

Đứng thứ ba về lượng nhập khẩu là thị trường Nhật Bản, chiếm 7,58%, tương đương với 241,6 nghìn tấn, trị giá 36,7 triệu USD, tăng 0,45% về lượng nhưng giảm 21,46% về trị giá so với 10 tháng năm 2013.

Nhìn chung, từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, lượng phân bón nhập khẩu đều giảm ở hầu khắp các thị trường, số thị trường này chiếm 56,25% và nhập khẩu từ thị trường Philippin giảm mạnh nhất, giảm 98,16%, tương đương với 4,9 nghìn tấn.

Thị trường nhập khẩu phân bón 10 tháng 2014

Trung Quốc cung cấp hơn một nửa số phân bón nhập khẩu vào Việt Nam (1)

Lượng phân bón nhập khẩu giảm từ sau khi Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu phân bón từ 3 lên 6%, lượng phân bón nhập khẩu trong tháng 10 đã sụt giảm so với trước dù nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bước vào sản xuất vụ đông xuân 2014-2015.

Lý giải nguyên nhân khiến lượng phân bón nhập khẩu giảm, Giám đốc doanh nghiệp Minh Đăng (Cần Thơ )- đơn vị chuyên kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp - cho biết tăng thuế là một trong những nguyên nhân khiến lượng phân bón nhập khẩu giảm trở lại.

Ví dụ, trước đây phân urê Trung Quốc nhập khẩu về có thuế suất 3% sẽ được bán ngang giá với urê trong nước. Nhưng nay thuế nhập khẩu tăng lên 6%, nghĩa là giá bán sẽ tăng thêm tương ứng nên cạnh tranh không lại so với phân urê trong nước, nhập khẩu giảm là tất nhiên.

Ngoài ra, theo chủ đại lý kinh doanh phân bón Hai Chiến (đại lý cấp 1) tại huyện Cai Lậy, Tiền Giang, thời điểm từ cuối tháng 9 đến nửa đầu tháng 10-2014 do nhiều địa phương ở ĐBSCL tạm ngưng sản xuất để đón lũ về, nhu cầu sử dụng phân bón giảm nên cũng dẫn đến lượng phân nhập khẩu về giảm theo.

Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/trung-quoc-cung-cap-hon-mot-nua-so-phan-bon-nhap-khau-vao-viet-nam-201411300805083374ca52.chn


Có thể bạn quan tâm

Trồng chanh tứ mùa thu ổn định hàng trăm triệu đồng Trồng chanh tứ mùa thu ổn định hàng trăm triệu đồng

Khi cây cam đang phải đối diện với bài toán tiêu thụ do diện tích trồng quá lớn, nhiều hộ dân ở Tuyên Quang lựa chọn trồng chanh tứ mùa để phát triển kinh tế.

14/12/2020
Nuôi cá hồi, cá tầm trên đỉnh Pù Rinh Nuôi cá hồi, cá tầm trên đỉnh Pù Rinh

Chọn được dòng suối trên đỉnh Pù Rinh, ông Sâm thực hiện dự án nuôi cá hồi, cá tầm. Ông là người duy nhất tại tỉnh Thanh Hóa nuôi thành công giống cá này.

15/12/2020
Một giống bưởi cực chất lượng do nông dân lai tạo Một giống bưởi cực chất lượng do nông dân lai tạo

Xuất bán hơn 40 nghìn cây giống mỗi năm với giá bán từ 30 – 35 nghìn đồng/cây, số tiền chúng tôi tự nhẩm tính được lên tới hơn 2 tỷ đồng/năm.

18/12/2020
Lão nông làm giàu từ cây giống nuôi cấy mô Lão nông làm giàu từ cây giống nuôi cấy mô

Từ một đỉnh sinh trưởng, từ một mầm ngủ, mô lá lão nông ở Hưng Yên có thể tạo ra 1 vạn cây con khỏe mạnh, đặc tính như cây mẹ.

21/12/2020
Mãng cầu dai 'khổng lồ' trên vùng đất sỏi cơm Mãng cầu dai 'khổng lồ' trên vùng đất sỏi cơm

Là người tiên phong nhân giống và xây dựng thương hiệu mãng cầu dai 'khổng lồ' ở Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Kim Mai đang độc quyền cung cấp loại cây giống đặc sản

22/12/2020