Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) Là Vùng Trồng Cây Atisô Lớn Nhất Của Việt Nam (Ở Việt Nam, Atisô Chỉ Trồng Được Ở Đà Lạt Và Một Ít Ở Sapa T

TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) Là Vùng Trồng Cây Atisô Lớn Nhất Của Việt Nam (Ở Việt Nam, Atisô Chỉ Trồng Được Ở Đà Lạt Và Một Ít Ở Sapa T
Ngày đăng: 19/06/2012

Năm 2010, năm phát triển mạnh nhất, diện tích atisô Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha. Không chỉ là cây thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng mà atisô Đà Lạt còn được Bộ Y tế đưa vào bộ hồ sơ "dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển" của quốc gia. Trong bộ hồ sơ này, atisô là một trong 6 dược liệu được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu (cùng với sâm Ngọc Linh, đại hồi, trinh nữ hoàng cung, quế và tràm).

Nông dân Đà Lạt không còn mặn mà với cây atisô đặc sản.

Vị trí của cây atisô Đà Lạt là vậy, nhưng theo ông Hồ Ngọc Dinh- Chủ tịch Hội Nông dân phường 12 (TP. Đà Lạt), thực tế nhà nông không biết được việc loại cây trồng này có vị trí như thế nào trong “bản đồ dược liệu”; họ chỉ biết rằng khi atisô giá thấp thì chuyển sang trồng rau hoặc hoa...

Chị Phương - một nông dân ở đây nói: "Mấy năm trước, nhà tôi trồng hơn nửa ha atisô. Đến những năm 2007 - 2009, giá atisô trở nên bèo bọt, gia đình chỉ giữ lại 2.000m2. Bất ngờ, năm 2010, nguồn lợi từ atisô mang lại lên những 50 - 60 triệu đồng/sào, gia đình tôi lại chuyển sang trồng loại cây trồng này. Nhưng bây giờ atisô chỉ cho lãi không đến 30 triệu đồng/sào, trong khi đó, nếu trồng hoa hoặc rau thì lãi 70 - 90 triệu đồng/sào.

Ông Hồ Ngọc Dinh cho biết thêm, ở phường 12, trong hơn 420ha đất canh tác, diện tích trồng atisô chỉ chiếm 50ha. Song hiện tại, nhiều nhà vườn đã phá bỏ atisô để trồng rau hoặc hoa nên diện tích atisô còn tiếp tục giảm.

Có thể bạn quan tâm

Tuyên Quang Khai Thác Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Tuyên Quang Khai Thác Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản

Anh Hà Văn Dương, người quản lý bè cá giới thiệu, các loài cá nuôi trong các ô chuồng chủ yếu là Rô phi đơn tính, cá Lăng, Chép 3 máu, Trắm đen, Diêu hồng và cá Ngạnh sông.

20/01/2014
Làm Giàu Nhờ Nuôi Con Đặc Sản Làm Giàu Nhờ Nuôi Con Đặc Sản

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, rót chén trà xanh mời khách ông Quý nhớ lại, trước kia ông cũng như bao gia đình khác trong xã thu nhập chính chủ yếu trông vào hai vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước khi đến với mô hình nuôi ba ba, ông từng áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi khác nhưng hiệu quả kinh tế không cao, cái nghèo vẫn luôn đeo bám ông và gia đình.

20/01/2014
Thông Báo Lịch Thời Vụ Thả Giống Tôm Biển Năm 2014 Thông Báo Lịch Thời Vụ Thả Giống Tôm Biển Năm 2014

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba huyện ven biển tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã nuôi tôm biển khẩn trương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống tuân thủ theo lịch thời vụ đã ban hành.

20/01/2014
Diện Tích Nuôi Cá Tra Giảm Mạnh Ở Vĩnh Long Diện Tích Nuôi Cá Tra Giảm Mạnh Ở Vĩnh Long

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 423ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh, trong đó đang thả nuôi là 278,5ha, giảm 9,7% (30ha) so năm 2012. Giá cá tra nguyên liệu hiện từ 21.000 - 23.500 đ/kg nhưng giá thành sản xuất lên khoảng 23.000 - 24.000 đ/kg nên người nuôi tiếp tục theo lỗ.

20/01/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Tăng Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Lên 800.000 Ha Đồng Bằng Sông Cửu Long Tăng Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Lên 800.000 Ha

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000 ha mặt nước, tăng 5.000 ha so năm 2013. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở khu vực này sẽ đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn.

20/01/2014