Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu

Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu
Ngày đăng: 02/03/2015

Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.

Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành hỗ trợ cho các hộ dân trong huyện trồng thí điểm 4.000 cây cam sành không hạt.

Đây là những cây cam sành được nhân giống từ 100 cây cam sành không hạt đầu dòng mà trước đó Trung tâm khuyến nông tỉnh đã nhận về từ Viện Cây ăn quả miền Nam.

Việc triển khai để nông dân trong tỉnh trồng thí điểm giống cam sành không hạt nhằm từng bước thay thế cho giống cam sành có hạt đang bị thoái hóa, nhiễm bệnh nhiều, đồng thời hướng tới thị trường xuất khẩu.

Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.

Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành. Tuy nhiên do sự chuyển đổi sang trồng cam sành diễn ra nhanh thành phong trào tự phát, trong khi quy trình canh tác của nhiều nông dân chưa đáp ứng kỹ thuật như: lên liếp thấp, chuẩn bị đất chưa tốt, quản lý dịch bệnh chưa đúng cách, mật độ trồng dày, mặt khác do nhiều nông dân đổ xô trồng cam sành, gây khan hiếm cây giống nên nhiều bà con phải mua cây giống trôi nổi được ghép, bo từ cây đã nhiễm bệnh.

Đây chính là những nguyên nhân khiến cho thời gian gần đây hàng ngàn ha cam sành trong tỉnh bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh, trong đó, có gần 2.000 ha bị nhiễm hơn 70%, hơn 3.000 ha bị nhiễm từ 30 đến 70%. Ông Nguyễn Văn Trương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết:

“Hiện cam sành không có hạt chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa. Chúng tôi đang tổ chức sản xuất để hướng tới thị trường xuất khẩu. Nếu có khả năng chúng tôi sẽ nhân rộng việc trồng cam sành này”.


Có thể bạn quan tâm

Giá tôm nguyên liệu tăng trở lại, nhà nông cần liên kết trong sản xuất Giá tôm nguyên liệu tăng trở lại, nhà nông cần liên kết trong sản xuất

Những tháng đầu năm 2015, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của người dân, do lợi nhuận không cao, thậm chí nhiều hộ nuôi tôm bị thua lỗ dẫn đến tình hình phát triển các loại hình nuôi tôm trong tỉnh gặp khó khăn. Đứng trước thực trạng này, Sở NN&PTNT đã có những khuyến cáo với người dân.

22/06/2015
Chấm dứt ảo tưởng về vị thế độc quyền của con cá tra Chấm dứt ảo tưởng về vị thế độc quyền của con cá tra

Từ trước đến nay, Việt Nam luôn là quốc gia chiếm vị trí tuyệt đối cao nhất và gần như duy nhất trong nuôi, chế biến và XK cá tra ra thị trường toàn cầu. Chính điều này đã khiến nhiều người nhầm tưởng rằng, cá tra Việt Nam thực sự có vị thế “độc quyền” trên thị trường thủy sản thế giới.

22/06/2015
Tặng 200 tủ thuốc cho ngư dân Bình Định Tặng 200 tủ thuốc cho ngư dân Bình Định

Được trang bị tủ thuốc, ngư dân tàu đánh bắt xa bờ sẽ có đầy đủ các loại thuốc điều trị các bệnh thường gặp và một số dụng cụ y tế để có thể tự chăm sóc sức khỏe trong trường hợp không tiếp cận được với các cơ sở y tế.

22/06/2015
Các trại sản xuất tôm sú giống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đáp ứng khoảng 41,6% nhu cầu giống thả nuôi Các trại sản xuất tôm sú giống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đáp ứng khoảng 41,6% nhu cầu giống thả nuôi

Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 78 cơ sở sản xuất tôm sú giống, tập trung ở huyện Duyên Hải, Cầu Ngang và thành phố Trà Vinh. Trong 06 tháng đầu năm 2015, các cơ sở sản xuất được 600 triệu con giống, đạt 42,8% công suất thiết kế, đáp ứng khoảng 41,6% nhu cầu giống thả nuôi trong toàn tỉnh.

22/06/2015
Miền Trung kêu gọi tàu thuyền tránh bão Miền Trung kêu gọi tàu thuyền tránh bão

Chủ động đối phó với bão số 1, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đều có công điện yêu cầu triển khai phương án phòng tránh thiên tai.

22/06/2015