Ông Nguyễn Hoài Nam Vươn Lên Từ Mô Hình Trồng Xen Canh, Lấy Ngắn Nuôi Dài Ở Tiền Giang
Hiện nay, xu hướng trồng xen canh, lấy ngắn nuôi dài đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Điển hình là ông Nguyễn Hoàng Nam, ấp An Bình, Xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đưa kinh tế gia đình ngày càng đi vào ổn định.
Khi gia đình ông ra riêng, cha mẹ cho 5 công đất vườn. Thấy cây nào có giá trị kinh tế cao thì ông trồng ngay cây đó, trồng cam, liên tục nhiều năm liền cam rớt giá, chán nản, ông bỏ phế ruộng vườn nhiều năm liền.
Không đầu hàng số phận, ông kiên nhẫn đi học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi khác và thấy mô hình "lấy ngắn nuôi dài" mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2008, ông mạnh dạn phá bỏ vườn cam, tiến hành trồng sầu riêng và xoài cát Hòa Lộc. Đây là hai loại cây dài ngày mới cho trái, mất nhiều thời gian chăm sóc, thế là ông trồng thêm các loại cây rau màu xen lẫn vào vườn sầu riêng và vườn xoài như ớt, đu đủ, cà tím và nhiều loại cây ngắn ngày khác. Nhiều năm liền, rau màu trúng mùa, được giá mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Theo ông Nam trồng cây theo phương thức lấy ngắn nuôi dài có nhiều cái lợi: Khi bón phân cho rau màu trồng xen, thì các loại cây ăn trái dài ngày cũng được bón phân theo, nên tiết kiệm được một lượng phân, thuốc, công chăm sóc khá lớn. Với cách trồng này, hàng năm ông thu về hàng trăm triệu đồng từ cây rau màu, giúp gia đình có thêm kinh phí chăm sóc cho các cây dài ngày khác.
Ông Nam cho biết: "Từ khi trồng xen canh theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, kinh tế gia đình dần dần được cải thiện, tạo được nguồn vốn để đầu tư chăm sóc cho các cây ăn trái dài ngày".
Hiện tại, vườn cây của ông đang cho trái rất sai, hứa hẹn một vụ mùa thắng lợi. Bên cạnh đó ớt và đu đủ cũng đang trong mùa thu hoạch với giá cao. Ông Nam ước tính với giá cả như hiện nay sau khi trừ các chi phí, chỉ tính riêng ớt và đu đủ trồng xen canh vụ này đã mang lại cho gia đình ông trên 30 triệu đồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi mà trong phong trào Hội Nông dân tại địa phương, ông Nam luôn là một hội viên tích cực tham gia. Ông giúp đỡ các hội viên khó khăn vươn lên trong cuộc sống, khuyến khích bà con trồng xen canh theo phương thức lấy ngắn nuôi dài. Ông còn xung phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới, vận động bà con hiến đất làm đường, tạo sự khang trang, đổi mới trong xóm làng.
Ông Phan Đình Long, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Cư chia sẻ: "Thời gian đầu, bà con nơi đây ít ai trồng theo mô hình xen canh lấy ngắn nuôi dài. Nhưng khi thấy gia đình anh Nam trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó bà con học hỏi và làm theo. Không chỉ sản xuất giỏi, anh Nam còn là một Chi hội phó Chi hội Nông dân của ấp nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ bà con phát triển kinh tế, cùng nhau xóa đói giảm nghèo".
Ngôi nhà tường kiên cố, đầy đủ tiện nghi, các con được học hành đến nơi đến chốn là thành quả của bao năm miệt mài lao động sáng tạo của ông Nguyễn Hoàng Nam. Nhiều năm liền, ông nhận được giấy khen, bằng khen các cấp và giữ vững danh hiệu "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" cấp tỉnh từ năm 1995 đến nay.
Có thể bạn quan tâm
Có thâm niên nuôi thủy sản hơn 10 năm nay và tích lũy được nhiều kỹ thuật để tạo ra ếch giống và các loại cá giống, ông Võ Đình Chiến, ở xã Long Bình, huyện Long Mỹ nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, là một trong những mô hình nuôi thủy sản có quy mô và đạt hiệu quả cao ở Long Mỹ.
Thức ăn của cá lăng chấm là những loại cá tạp đánh bắt trên sông. Do đó, rất phù hợp với lối chăn nuôi ở các làng vạn chài dọc theo bờ sông Lô, sông Gâm và hộ nuôi cá lồng.
Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.
Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.
Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.