Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Heo Rừng Lai

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Heo Rừng Lai
Ngày đăng: 22/04/2013

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo, trong đó có mô hình nuôi heo rừng lai.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi cùng với sự hỗ trợ từ Phòng Kinh tế hạ tầng và sự cần cù chịu khó tìm tòi học hỏi mà gia đình ông Trần Văn Hiếu ở thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 đã thành công với mô hình nuôi heo rừng lai.

Sau khi tìm hiểu các mô hình chăn nuôi tại một số địa phương, tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng, năm 2009 ông Trần Văn Hiếu đã chọn mô hình nuôi heo rừng để thoát nghèo. Ông Hiếu cho biết: Trước đây, gia đình tôi thuộc diện khó khăn. Thu nhập từ trồng lúa không đủ trang trải cuộc sống gia đình và nuôi con ăn học. Nhờ sự giúp đỡ của ngành chức năng về vốn, vợ chồng tôi mua 10 con heo rừng lai về nuôi, trong đó có 8 con cái và 2 con đực. Những ngày đầu, các thành viên trong gia đình tôi phải thường trực theo dõi, ghi chép tỉ mỉ từng đặc tính sinh trưởng của heo, đồng thời tìm mua tài liệu hướng dẫn về cách chăn nuôi heo rừng về nghiên cứu, học tập.

Với sự cần cù chịu khó, ông Hiếu tham gia học các lớp chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi heo rừng lai do Phòng NN-PTNT huyện tổ chức, sau đó về áp dụng tại gia đình. Từ một đàn heo 10 con, đến nay gia đình ông có 60 con heo rừng lai. Để giảm chi phí chăn nuôi, ông Hiếu tận dụng thức ăn sẵn có trong nhà như cỏ, chuối cây, sắn, mía và một số loại rau quả. Bên cạnh đó, ông còn bắt cua, ốc, dùng cám gạo để làm thức ăn cho heo.

Hiện nay heo rừng lai của ông Hiếu không những cung cấp cho các nhà hàng tại địa phương mà còn bán ở Khánh Hòa, Bình Định. Mỗi lần xuất chuồng khoảng 20 con, giá từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Hiếu thu lãi từ 80 đến 100 triệu đồng.

Cùng với mô hình heo rừng lai, ông Hiếu còn sở hữu 4 ha keo. Gia đình ông đã mua sắm nhiều vật dụng có giá trị phục vụ sinh hoạt và chăm lo cho con cái học hành.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Hiếu còn hướng dẫn tận tình cách nuôi heo rừng lai cho nhiều người trong xã. Gia đình ông Huỳnh Văn Bảy ở cùng xã với ông Hiếu cũng thuộc diện khó khăn, khi thấy ông Hiếu thành công với mô hình nuôi heo rừng lai, ông đã nhờ ông Hiếu hướng dẫn kỹ thuật nuôi heo. Với sự nhiệt tình giúp đỡ của ông Hiếu, hiện ông Bảy cũng đã thành công với mô hình nuôi heo rừng lai trên vùng đất còn lắm khó khăn này, có thu nhập ổn định, trang trải cuộc sống gia đình.

Ông Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Đồng Xuân nhận xét: Ông Hiếu là một hội viên nông dân tích cực, ham học hỏi, chịu khó làm ăn, là tấm gương để mọi người noi theo.


Có thể bạn quan tâm

470 trang trại được cấp phép nuôi động vật hoang dã 470 trang trại được cấp phép nuôi động vật hoang dã

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa rà soát, kiểm tra các cá nhân, tập thể, hộ gia đình có trang trại động vật hoang dã trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã cấp giấy phép chứng nhận đăng ký nuôi cho 470 trang trại với 15.615 cá thể động vật hoang dã.

21/04/2015
Vỡ trận những siêu dự án nuôi tôm lớn nhất Việt Nam Vỡ trận những siêu dự án nuôi tôm lớn nhất Việt Nam

Hàng loạt dự án nuôi tôm có quy mô lớn nhất nước tại tỉnh Hà Tĩnh chính thức phá sản vì “tỉnh không có đủ nguồn nhân lực”.

22/04/2015
Chuyện dài về thanh long Chuyện dài về thanh long

Trong những năm qua, thanh long Bình Thuận được xem là loại cây trồng lợi thế của tỉnh. Với giá bán cao, thanh long giúp nhiều hộ nông dân từ nghèo trở nên khá, từ khá trở nên giàu có. Và loại cây họ xương rồng này còn giải quyết lượng lao động nông nhàn tương đối lớn.

22/04/2015
Sơ-ri Gò Công khẳng định vị thế Sơ-ri Gò Công khẳng định vị thế

Sơ-ri là cây trồng truyền thống, thích hợp thổ nhưỡng nhiễm mặn nặng của vùng đất Gò Công (Tiền Giang). Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, sơ-ri Gò Công giờ đây đã khẳng định được vị thế của mình.

22/04/2015
Trồng màu trái vụ thu nhập khá Trồng màu trái vụ thu nhập khá

Trồng hoa màu trái vụ thường gặp rất nhiều khó khăn do phụ thuộc vào thời tiết, tuy nhiên với vốn kinh nghiệm canh tác, lại biết nắm bắt được diễn biến của thời tiết, áp dụng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mà nhiều nông dân ở thôn Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có thu nhập khá từ các mô hình trồng hoa màu trái vụ.

22/04/2015