Kỹ Thuật Ương Cá Bột Thành Cá Giống
Để việc ương cá giống đạt kết quả cao, người nuôi cần lưu ý thực hiện tốt những điều sau:
Chuẩn bị ao ương
Tốt nhất từ 500-1.000m2. Ao sâu từ 1-1,5m, đáy phẳng hơi nghiêng về phía cống. Ao phải chủ động cấp thoát nước khi cần, mặt ao thoáng, bờ ao chắc chắn không có cây rậm.
Trước khi thả cá ương phải sên vét bùn đáy ao, không nên để lớp bùn đáy quá dày. Rào lưới xung quanh ao để ngăn ngừa dịch hại của cá có thể đi vào ao ương. Bón vôi khắp ao, liều lượng từ 10-15 kg/100m2 để diệt một số vi khuẩn gây bệnh cho cá và cải tạo nền đáy. Nếu có điều kiện nên đào rãnh xung quanh ao và bón vôi trên bờ ao để tránh chất bẩn hay phèn bị rửa trôi xuống ao khi trời mưa. Phơi đáy ao từ 3-5 ngày (vùng phèn không nên phơi đáy ao).
Đối với các ao không có điều kiện tháo cạn nước hoặc muốn diệt hết cá tạp, cá dữ còn trong lớp bùn đáy, dùng rễ dây thuốc cá ngâm một đêm và đập kỹ vắt lấy nước pha loãng tạt đều khắp ao (1kg rễ cho 100m3 nước). Nên thuốc cá vào buổi trưa, vì lúc này nước được nung nóng, cá dễ bị nhiễm độc hơn. Có thể dùng chế phẩm dạng bột có chứa Rotenon được đóng gói sẵn để diệt cá tạp. Lượng dùng theo chỉ dẫn trên bao bì.
Khâu lấy nước vào ao ương phải được lọc thật kỹ qua lưới mịn, có thể để thêm trấu vào túi lưới để không cho cá tạp, cá dữ và các sinh vật khác vào ao ương ăn hại cá và cạnh tranh thức ăn của cá. Kiểm tra pH nước khoảng 6,5-8,5 là có thể thả cá nuôi.
Cách thả cá bột
Cá bột cần được thả vào ao ương trong vòng 24 giờ sau khi lấy nước vào, để cho những địch hại của cá bột (giáp xác chân chèo, nòng nọc, bọ gạo, bắp cày, …) chưa kịp phát triển. Sau đó thức ăn dư thừa của cá bột (bột đậu, cám…) sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng giúp tảo phát triển gây màu cho ao. Trường hợp sau khi lấy nước vào hơn 2 ngày vẫn chưa thả cá bột thì nên tháo cạn nước, cải tạo lại từ đầu. Thả cá bột xuống ao với mật độ từ 300-500 con/m2. Thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Trước khi thả, nên ngâm túi cá trong nước từ 10-15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt, sau đó từ từ thả cá ra ngoài ao. Nếu cá bột chứa trong bao nylon: Thả bao cá xuống ao từ 10-15 phút cho cân bằng nhiệt độ bên trong và bên ngoài bao, sau đó mở miệng bao, người thả cá đi lui về phía sau cho cá ra từ từ đến khi hết cá trong bao.
Nếu cá bột chứa trong dụng cụ hở (thau, thùng) thì thêm từ từ nước ngoài ao vào dụng cụ chứa cá làm vài lần cho cá quen với nước ao mới, sau 10-15 phút chuyển thùng xuống ao, từ từ nghiêng thùng và đi lùi về phía sau cho cá ra ngoài đến khi hết cá trong thùng.
Thức ăn
Trong 10 ngày đầu cho cá ăn lòng đỏ trứng và bột đậu nành. Khẩu phần cho 100.000 cá bột/ngày: 5 lòng đỏ trứng + 600g bột đậu nành. Cách cho ăn: Lòng đỏ trứng luộc chín bóp nhuyễn hòa tan trong nước cùng bột đậu nành. Tạt đều thức ăn khắp ao. Mỗi ngày cho ăn 3 lần: 7 giờ sáng, 11 giờ trưa, 5 giờ chiều.
Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20 cho cá ăn bột cá, cám và bột đậu nành. Khẩu phần cho 100.000 cá/ngày: 300g đậu nành + 300g cám + 300g bột cá. Cách cho ăn: Trộn đều 3 loại thức ăn trên, sau đó rải đều trên mặt ao. Ngày cho ăn 3 lần.
Từ ngày thứ 21 trở đi giảm bột đậu nành, chỉ cho ăn bột cá và cám, trộn cám và bột cá với tỷ lệ bằng nhau, cho cá ăn mỗi ngày từ 2-3 lần, lượng thức ăn chiếm khoảng 15-20 % trọng lượng cá nuôi. Cho ăn như thế đến khi cá đạt kích cỡ giống khoảng 300-500 con/kg.
Chú ý: Thức ăn nên trộn thêm Vitamin C liều lượng từ 30-40 mg/kg thức ăn. Sau khoảng 15-20 ngày, có thể cho cá ăn bằng thức ăn viên công nghiệp loại viên nhỏ mảnh có hàm lượng đạm trên 30%.
Chăm sóc, quản lý ao ương
Trong quá trình ương hạn chế thay nước, tuy nhiên khi thấy nước ao dơ hoặc có điều kiện nên thay 30% nước để kích thích hoạt động bắt mồi của cá. Hàng ngày trước khi cho ăn phải vệ sinh sàng ăn và kiểm tra lượng thức ăn còn lại để tăng, giảm hợp lý, tránh tình trạng dư thừa làm thối nước hoặc thiếu thức ăn cá sẽ sát hại lẫn nhau.
Thu hoạch
Sau khi ương từ 45-60 ngày, cá đạt kích cỡ khoảng 300-700con/kg (tùy loại cá) thì tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 1 tuần, hàng ngày phải luyện cá bằng cách giảm bớt lượng thức ăn (chỉ còn 1/2-1/3 so với bình thường) hay cho cá nhịn đói và làm đục nước ao bằng cách dùng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ kéo cá, để tránh cá bị xây xát và kéo lưới dồn cá lại một góc ao trong 10-15 phút vào lúc 9-10 giờ sáng, làm liên tục 2-4 ngày và nhốt trong vèo trước khi xuất bán cho người nuôi cá thịt.
Trong quá trình thu hoạch các thao tác phải thật nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm cá mệt, nhằm hạn chế tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển.
Có thể bạn quan tâm
Bà Phạm Thị Thu Hương – Phó Giám đốc chi nhánh Vietinbank Quảng Ngãi cho biết: “Mục tiêu của ngân hàng là mở rộng đối tượng cho vay, thu hút nhiều khách hàng. Bên cạnh giảm lãi suất cho vay, thủ tục nhanh gọn, ngân hàng còn thực hiện cơ chế tín dụng, tạo điều kiện để khách hàng đáo hạn vốn vay dễ dàng.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nhiều năm nay, xã Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch và đưa nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Hiện xã có 412 ha đạt giá trị 120 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 260 ha cánh đồng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, 30 ha dưa chuột, hơn 10 ha ớt xuất khẩu...
Ông Đào Anh Thư, 58 tuổi, một người dân đã có nhiều năm trồng cà phê ở huyện Đác Hà cho biết, đây là những cơn mưa trái mùa, thường niên khi bước vào tháng 12 ở Tây Nguyên rất hiếm khi xảy ra mưa vì thời tiết đã chuyển hẵn sang mùa khô. Mưa trái mùa làm cho không khí dịu xuống, thời tiết mát mẻ. Nhưng đối với những người dân trồng cà phê thì đây là những trận mưa không như mong muốn.
Dù ủng hộ chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển dần sang đóng tàu vỏ sắt, nhưng nhiều ngư dân và chuyên gia cho rằng cần tránh chạy theo phong trào đóng tàu vỏ sắt, bởi tàu gỗ công suất lớn vẫn mang lại hiệu quả cao tùy theo mô hình, phương thức đánh bắt...
Ngoài 2 vụ lúa chính trong năm, 5 năm trở lại đây gia đình chị Nguyễn Thị Toàn, thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trồng nấm sạch.