Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
Sau khi khảo sát tại hộ nuôi cá tra thương phẩm Năm Nê và cơ sở sản xuất ca tra bột Hồ Hoàng Khôn thuộc xã Thường Thới Tiền, Tổng cục Thủy sản đánh giá cao tiềm năng của huyện trong việc phát triển cá tra như: có nguồn nước sạch do sông Tiền cung cấp là yếu tố quyết định trong việc nuôi cá tra.
Hiện diện tích nuôi cá tra của huyện là 11ha nhưng với tiềm năng và lợi thế trên huyện có thể phát triển diện tích nuôi cá tra trên 200ha; việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn huyện cũng rất thuận lợi; huyện Hồng Ngự có truyền thống nuôi cá tra lâu đời nhất đồng bằng sông Cửu Long...
Tổng cục Thủy sản sẽ định hướng cho tỉnh khai thác vùng tiềm năng của huyện đẩy mạnh phát triển việc nuôi cá tra thương phẩm, chủ yếu là các vùng ven sông Tiền và cồn bãi mà hiệu quả đầu tư nông nghiệp không cao.
Có thể bạn quan tâm

Nhãn chín muộn, thứ quả đặc sản của Hà Nội đã vang danh khắp thế giới. Người Mỹ đã phải bay nửa vòng trái đất về Hoài Đức, Quốc Oai (Hà Nội) để hái quả tận cành, ăn tại vườn và gật gù tán thưởng.

Tính đến 1/10/2015, toàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) mới lắp đặt được 2 bể biogas cho hai hộ dân tại xã Bản Mế và Lử Thẩn.

Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp nông dân kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi mà tạo động lực, cơ hội phát triển chăn nuôi gà bền vững, không gây ô nhiễm...

Chi cục BVTV Hà Nội sẽ thành lập Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) trong công tác SX và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố.

Đó là cái “bắt tay” giữa Hà Nội và Tiền Giang, Vĩnh Long trong việc đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản…