Tôn Vinh Sáng Tạo Từ Đồng Ruộng

Ngày 9.10, tại Hà Nội, T.Ư Hội NDVN tổ chức lễ trao giải Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” toàn quốc lấn thứ V (2013-2014). Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường, Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cùng dự lễ trao giải.
Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” do T.Ư Hội NDVN chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Liên hiệp các Hội KHKT VN tổ chức từ năm 2004. Định kỳ phát động và trao giải 2 năm 1 lần.
Ứng dụng hiệu quả
Phát động từ tháng 6.2013, Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” lần thứ V (2013-2014) đã thu hút hàng trăm giải pháp, sáng tạo kỹ thuật của ND. Những giải pháp, sáng tạo kỹ thuật được gửi về Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh, thành phố. Một số tỉnh, thành phố có nhiều hội viên, ND gửi giải pháp sáng tạo đến dự thi như Khánh Hòa, Bắc Giang…
Các giải pháp, sáng tạo kỹ thuật do hội viên, ND gửi tham dự cuộc thi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản, bảo vệ môi trường, cơ khí nông nghiệp, chế biến nông sản… Ban tổ chức cấp tỉnh, thành phố đã xét, chọn được 62 giải pháp, sáng tạo kỹ thuật xuất sắc nhất gửi dự thi cấp T.Ư.
Ông Nguyễn Hồng Sơn-Trưởng ban Tuyên huấn (T.Ư Hội NDVN) cho biết, T.Ư Hội NDVN đã thành lập Ban giám khảo (BGK) cuộc thi gồm 8 chuyên gia, nhà khoa học có uy tín đến từ trường đại học, các viện nghiên cứu, đơn vị khoa học. Sau nhiều vòng chấm, BGK đã lựa chọn được 16 giải pháp, sáng tạo kỹ thuật của 18 tác giả là hội viên, ND.
Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN xét và trao các giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 4 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Ban tổ chức tiến hành thẩm định tại địa phương đã khẳng định, các giải pháp, sáng tạo kỹ thuật đoạt giải đều đã và đang được ứng dụng vào thực tiễn.
Giải pháp “Công nghệ HUD và máy xử lý rác thải ở địa phương” của ông Ngô Thái Nguyên, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã được Ban tổ chức trao giải Nhất.
Máy do ông Nguyên sáng chế ra có thể tự động phân loại rác tổng hợp thành 3 loại rác, trong đó rác hữu cơ làm phân bón, rác sành, sứ, thủy tinh làm gạch không nung, rác nylon, xơ dừa dùng bện dây thừng. “Năm nay tôi đã sản xuất máy cung cấp cho các khách hàng ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình và Bình Định…”- ông Nguyên tiết lộ.
Hỗ trợ thiết thực để ND sáng tạo
Trong khuôn khổ lễ trao giải, T.Ư Hội NDVN đã tổ chức tọa đàm với chủ đề hỗ trợ thiết thực để khuyến khích, cổ vũ hội viên, ND mạnh dạn tìm tòi, cải tiến, đưa ra những giải pháp, sáng tạo kỹ thuật có hiệu quả. Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng cho rằng, những giải pháp, sáng tạo kỹ thuật của nhà nông có tính ứng dụng cao bởi xuất phát từ yêu cầu bức thiết của đời sống sản xuất, vì vậy rất cần Nhà nước hỗ trợ, tạo động lực để ND tiếp tục hoàn thiện sáng chế, quy trình và thực hiện bảo hộ bản quyền.
Ông Đỗ Đức Quang, người cải tiến máy thu hoạch cà phê ở phường Trà Bá, thành phố Pleiku (Gia Lai) cho biết, sau nhiều lần liên hệ với ngành KHCN địa phương để tiến hành thủ tục bảo hộ sáng chế nhưng đến nay chưa được phản hồi.
Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế-kỹ thuật (Bộ KHCN) cho rằng, hiện Nhà nước đã có đầy đủ cơ chế hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật, trong đó có đối tượng là ND. “Vấn đề là hội viên, ND, Hội ND liên hệ trực tiếp với ngành KHCN ở địa phương và tập trung thực hiện từng bước”.
Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, hiện nay nhà nông và nhà khoa học chưa gần nhau. “Chính vì vậy, những giải pháp, sáng tạo kỹ thuật của nhà nông chưa nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ nhà khoa học. Cần có cơ chế để kết nối giữa nhà khoa học và nhà nông để ngày càng có nhiều sáng kiến, giải pháp kỹ thuật hiệu quả từ hội viên, ND…” - ông Hùng đề nghị.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua, trên địa bàn H.Chư Sê xuất hiện một số cá nhân thu gom rễ tiêu, lén lút bán cho thương lái Trung Quốc. Khu vực này là vùng chuyên canh hồ tiêu lớn nhất tỉnh Gia Lai nên nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt trộm rễ tiêu để bán.

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Krông Nô thì vụ mùa năm 2014, địa phương sẽ gieo trồng trên 47.500 ha cây trồng các loại, phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực hơn 104.000 tấn (bao gồm lúa 16.000 tấn, ngô 87.595 tấn).

Trước nhu cầu của người nông dân cần giống lúa mới để đa dạng hóa cơ cấu giống trong sản xuất, đảm bảo năng suất, giá trị vừa có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh gây hại, vụ chiêm xuân năm 2014, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) phối hợp với Viện Khoa học Nông – Lâm nghiệp miền núi phía Bắc triển khai sản xuất thử nghiệm giống lúa PB1.

Nhiều năm, con cá ngừ đại dương được coi là sản phẩm biển quan trọng của Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, kể từ năm 2012 tới nay, giá cá ngừ đại dương xuống thấp, thị trường xuất khẩu thu hẹp và sụt giảm. Con cá ngừ đại dương đang gặp khó khăn.

Có mặt tại sân vận động xã Nghĩa Phúc vào chiều 24/4, lúc này bà con đang tập trung chờ được nhận dê về nuôi. Bà Lưu Thị Đông, xóm 3, phấn khởi: Cách đây mấy năm, gia đình đầu tư 10 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 4 con dê về nuôi. Vừa qua, xóm, xã bình chọn bà là một trong những gia đình được nhận dê từ chương trình chăn nuôi dê sinh sản của Nhà nước.