Giống Mía VN84-4173 Luôn Là Giống Chủ Lực
Với đặc tính chín sớm, hàm lượng cao và chịu được khô hạn, trong vòng 10 năm trở lại đây giống mía VN84-4173 luôn là giống chủ lực ở vùng mía Nước Trong, tỉnh Tây Ninh.
Giống mía chịu hạn
VN84-4137 là giống mía do Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát (nay là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường - SUGARD Center, trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) lai tạo năm 1984. Giống mía này có đặc điểm là chín sớm, chịu hạn tốt, tỷ lệ mọc mầm và đẻ nhánh mạnh, tốc độ vươn lóng khá, lưu gốc được nhiều năm.
Ảnh tư liệu |
Theo nghiên cứu thực nghiệm của nhóm nhà khoa học thuộc SUGARD Center (thực hiện năm 2009, do TS Nguyễn Đức Quang làm Chủ nhiệm) thì khi so sánh với 6 giống mía có nguồn gốc từ Thái Lan và Trung Quốc (Ví dụ ROC27, K88-92, KK2, K95...) giống VN84-4137 tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội.
Ở vụ mía tơ, hầu hết các giống nhập nội đều có tỷ lệ mọc mầm và đẻ nhánh thấp hơn so với VN84-4137. Kết thúc giai đoạn đẻ nhánh, giống mía nội địa này vẫn đạt được tổng số cây cao nhất so với các giống cùng khảo nghiệm (ước khoảng 148.510 cây/ha). Mặc dù năng suất thực thu của giống VN84-4137 thấp hơn một số giống như K88-92, K95-156… (thường chỉ đạt khoảng 80-100 tấn/ha), tuy nhiên tỷ lệ trổ cờ, ngã đổ và nhiễm sâu bệnh của giống mía này lại thấp hơn nhiều so với các giống so sánh. Hai giống có nguồn gốc từ Thái Lan là K88-92 và K95-156 có năng suất và chữ đường khá hơn nhưng trên diện tích trồng khảo nghiệm đều phát hiện cây nhiễm bệnh trắng lá ở thời điểm mía đầu vươn lóng.
Tuy nhiên, những ưu thế ở trên chưa phải là điểm khiến giống mía VN84-4137 được ưu ái trồng với tỷ lệ trên 60% diện tích vùng mía Nước Trong tỉnh Tây Ninh trong nhiều năm nay. Ưu điểm chín sớm và chữ đường cao, chịu hạn tốt mới chính là thế mạnh “đẻ ra tiền” của giống mía này khiến nó được lựa chọn. Tại các vùng ruộng cao, không nước tưới thì không có giống mía nào cạnh tranh lại giống VN84-4137 ở thời điểm này.
Theo các cán bộ thuộc Nhà máy đường Nước Trong, sở dĩ mía VN84-4137 được trồng nhiều vì chín sớm, khoảng đầu tháng 8 là có thể thu hoạch. Vì thế nhà máy có thể vào vụ chế biến sớm hơn so với các nhà
Có thể bạn quan tâm
Với mục đích liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, con giống; trao đổi những kinh nghiệm hay, cùng hợp tác mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh… những người cùng chung nghề chăn nuôi đã tìm đến với nhau để xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả cao.
Những năm qua nhờ phát triển cây cao su nên cuộc sống của nhiều hộ gia đình ở Quảng Trị đã được nâng lên đáng kể. Thế nhưng, thời gian gần đây giá mủ cao su giảm mạnh đã làm cho người trồng cao su phải lao đao. Trước thực trạng đó Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các công ty chế biến cao su trong tỉnh đã chủ động tìm hướng đi mới, đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời, hướng đến sự phát triển bền vững...
Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị hiện có trên 4.800 ha cà phê chè catimor, trong đó có gần 4.500 ha đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Với doanh thu bình quân hàng năm trên 300 tỷ đồng, cây cà phê đã mang đến cho người dân địa phương nhiều điều tốt đẹp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thái Nguyên là 5.810 tỷ đồng; tổng dư nợ đến ngày 31-12-2014 là 4.146 tỷ đồng, chiếm 73,2% tổng dư nợ. Trong đó, doanh nghiệp vay 617 tỷ đồng; hộ sản xuất vay 3.529 tỷ đồng với 49.786 khách hàng.
Tuyến kênh N4A (dài hơn 1 km) chạy qua các xóm Lượt 1, Lượt 2 và tuyến kênh nhánh qua xóm Cầu Đá, Cây Thị, xã Thịnh Đức (T.P Thái Nguyên) mới được Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng cuối năm 2014.