Cánh Đồng Mẫu Lớn Thắng Lớn

Ngày 18-8, ông Phạm Văn Dư, cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết mô hình “cánh đồng mẫu lớn” được 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thực hiện thí điểm trong vụ hè thu vừa qua đã cho kết quả rất khả quan. Chẳng hạn “cánh đồng mẫu lớn” tại huyện Vĩnh Hưng (Long An) rộng 150ha có 76 hộ tham gia, năng suất vụ rồi đạt 6,5-7 tấn/ha, giá bán cao hơn 150-200 đồng/kg, lợi nhuận cao hơn bên ngoài mô hình từ 4-5 triệu đồng/ha.
Theo ông Dư, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” là bước đột phá của ngành nông nghiệp, là nơi áp dụng tất cả tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhất làm gia tăng năng suất, chất lượng hạt lúa, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Điều quan trọng là có sự chia sẻ giữa doanh nghiệp và nông dân thay vì đối đầu như trước đây.
Từ vụ thu đông trở đi, các tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình này vì người dân đã thấy được lợi ích của việc liên kết để sản xuất quy mô lớn, hiện đại. “Cánh đồng mẫu lớn” sẽ được mở rộng diện tích thêm gấp 2-3 lần hiện nay và ở mỗi tỉnh hình thành thêm nhiều cánh đồng như thế.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.

Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê cũng như sự thành bại của người trồng cà phê sau một năm vất vả chăm sóc, bảo vệ. Nhưng hiện vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi nước tưới phải đối mặt với nhiều thách thức.

Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện nay là thời điểm sâu bệnh gây hại trên cây điều phát triển mạnh. Các loại sâu hại phổ biến là: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Chỉ tính từ ngày 22 đến ngày 28-10, diện tích bị bọ xít muỗi gây hại trên cây điều trong tỉnh là 108 ha, trong đó mức độ nhẹ 98 ha, trung bình 10 ha (tăng 9 ha so với kỳ trước). Do vậy, nông dân cần chú ý bọ đục chồi trong thời gian tới.

Mía và sắn là 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Ðồng Xuân (Phú Yên). Ngành Nông nghiệp của huyện đang tiến hành đưa các bộ giống mới vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Ðặc biệt là cây sắn, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình canh tác cây trồng bền vững, giúp người dân ổn định sản xuất.