Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàng Việt Về Biên Giới Tây Nam: Còn Chờ Bán Lúa!

Hàng Việt Về Biên Giới Tây Nam: Còn Chờ Bán Lúa!
Ngày đăng: 24/03/2012

Qua kiểm chứng tại phiên chợ hàng Việt và các chợ truyền thống cho thấy, sức mua của nông dân giảm đáng kể so với các năm trước. Hầu hết các DN đều không đạt được mục tiêu đề ra, cho dù người dân vẫn mê hàng Việt. Mặc dù đang là thời điểm bán lúa, song chợ thưa người, sức mua trầm lắng...

Hàng chờ người mua

Đường từ chợ Thường Thới – Trung tâm huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đến chợ Cả Sách dài hơn 17 km. Chợ Cả Sách nằm cách đường biên chỉ 1km. Chợ tuy nhỏ nhưng hàng hóa chẳng thiếu thứ gì, từ cây kim sợi chỉ, quần áo cho đến vô số mặt hàng tiêu dùng, hàng vật tư nông nghiệp: Phân bón, thuốc trừ sâu, bình xịt thuốc BVTV…Theo bà con tiểu thương, tuy là nhánh chợ lẻ nhưng hàng bán phục vụ cho người dân vùng biên hai nước Việt Nam và Campuchia. Sức mua hai bên tương đương như nhau 50/50.

Mỗi ngày độ hơn 9 giờ sáng, chợ đã tan sớm. Chị Thanh, tiểu thương bán quầy hàng giày dép, túi xách nói: Mấy năm gần đây, tôi lấy hàng Việt về bán hơn 90%. Dân Việt bên này hay dân Campuchia bên kia biên giới sang mua đều chuộng hàng Việt. Dép nhựa đi bền, giá rẻ. Còn mấy đôi dép Thái Lan đưa sang bán rất chậm vì mẫu mã cũ. Như mấy ngày qua bán hàng ế ẩm lắm chú ơi!

Vào trong chợ, chị Lâm Kim Sal - bán hàng tạp hóa gặp chúng tôi than thở: Suốt tuần qua vắng khách, đáng lý vào mùa gặt lúa như lúc này là bán hàng đắt nhất trong năm. Như năm ngoái phải gọi điện đổ hàng về nườm nượp. Còn mấy ngày nay hàng bán nằm chờ người mua. Bà con khách hàng mối quen là người Campuchia thường sang đây cũng ít tới lui mua hàng.

Cùng đồng hành theo chuyến đưa hàng về bán tại phiên chợ hàng Việt, một đoàn thương nhân hơn 10 người là lãnh đạo các DN sản xuất hàng Việt như: Bột Vĩnh Thuận, nước giải khát Tân Quang Minh, Hancofood, Hưng Thành Tài, Minh Long Hưng, mỹ phẩm Hải Thanh, mỹ phẩm Dương Thành, mỹ phẩm Dương Thành…về chợ vùng biên này xem hàng, hỏi chuyện mua bán với tiểu thương. Các DN sẽ tự đánh giá sức khỏe hệ thống phân phối của mình tại địa phương cũng như tiềm năng phát triển của thị trường.  Anh Ông Văn Trí, Phó Giám đốc Cty Vĩnh Thuận (TP. HCM) chuyên sản xuất các loại bột làm bánh, nhận định: Chúng tôi rất mừng là qua khảo sát thấy hàng Việt có mặt bày bán ở chợ vùng biên xa xôi như thế này. Mấy năm trước hàng bột cùng loại Thái Lan bán sang các chợ vùng biên nhiều lắm. Nhưng hiện thời bà con chuyển sang dùng hàng Việt khiến hàng Thái vắng bóng. Chúng tôi có tìm hiểu sức mua tại chợ giữa lúc đón mùa lúa mới vì sao ít khách mua hàng. Chị em tiểu thương lý giải là do bà con chưa bán lúa, vì lúa chưa được giá...

Nông dân chờ bán lúa

Theo đoạn đường Hồng Ngự tới chợ Cả Sách, có đoạn chạy dọc theo sông Sở Thượng chảy qua xã Thường Thới Hậu là đường biên giới tự nhiên hai nước. Những ngày này hai bên bờ sông Sở Thượng lúa vào mùa thu hoạch. Bên kia sông, nông dân Campuchia vừa thu hoạch xong, lúa vô bao chất tràn ra cạnh bờ sông. Dân xã Thường Thới Hậu A bên này sông nhìn sang, giải thích: Ở vùng này tới mùa lúa chín, máy vừa gặt xong là bán lúa tươi ngay trên đồng. Nhưng mấy ngày qua lúa rớt giá nên ít ai chịu bán, đành chở về phơi, chờ giá lên. Lúa bên bên kia nước bạn cũng nằm chờ.

Anh Nguyễn Văn Mẫn, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự nói: “Có thể một phần do áp lực lúa từ các cánh đồng bên kia Campuchia cùng lúc vào mùa nên suốt tuần vừa qua không thấy ghe thương lái đổ về thu mua. Lúa tươi IR50404 có lúc rớt giá còn 4.200 đồng/kg, có người muốn bán không ai mua. Từ hai ngày qua tôi thấy có ghe mua lúa trở lại, giá lúa tươi IR được kéo lên 4.350 đồng/kg”. Theo anh Mẫn, vụ lúa ĐX Hồng Ngự có 11.800 ha, trúng mùa nhất từ trước tới nay với năng suất lúa khô bình quân đạt 7,5-7,6 tấn/ha, cao hơn ĐX năm ngoái 200-300 kg/ha. Trong đó giống lúa IR50404 chiếm 60%, còn lại là các giống lúa OM2514, OM1490 bán giá cao hơn IR50404 300 đồng/kg. Ở cù lao Phú Thuận A, Phú Thuận B, nông dân làm lúa thơm Jasmine…tuy không nhiều nhưng có đầu ra giá tốt. Chung qui chỉ vì lúa rớt giá. Nông dân đang bị động, chưa bán lúa được nên tiết giảm chi tiêu...

Hệ qủa lúa tiêu thụ chậm làm ảnh hưởng tới sức mua của phiên chợ hàng Việt. Khách tham quan, nhất là nông dân sau mùa thu hoạch lúa đến phiên chợ không nhiều. Một nhóm nông dân anh Năm Tùng, anh Bảy Nhỏ từ bên cù lao Long Khánh A (Hồng Ngự) đi đò sang xem hàng, anh Tùng nói vui: “Xem chớ chưa mua, tụi này làm lúa xong chưa bán được. Mấy anh em rủ nhau đi chợ chơi, vừa xem có hàng nào mới lạ để sau này mua.”

Theo Ban tổ chức phiên chợ, tổng kết sau 3 ngày (17 đến 19/3/2012) phiên chợ chỉ có hơn 13.000 lượt người tới tham quan và tổng doanh thu của 45 DN bán hàng tiêu dùng đạt hơn 1,2 tỉ đồng, mức thấp hơn nhiều so với những phiên chợ gần đây bán hàng về nông thôn miền Tây.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nông thôn mới cần giữ vững tiêu chí mềm Xây dựng nông thôn mới cần giữ vững tiêu chí mềm

Mặc dù nhiều địa phương đã “cán đích” xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Song để giữ vững các tiêu chí đã đạt được, tạo “cú huých” để đưa xã nhà phát triển hơn nữa là vấn đề không hề đơn giản, vì nó chịu sự tác động từ rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.

15/11/2015
Hướng phát triển mới cho cây chè Minh Long Hướng phát triển mới cho cây chè Minh Long

Không những giữ vững cây chè bản địa mà những năm trở lại đây, huyện Minh Long đã có những chủ trương, chính sách phát triển diện tích chè; đồng thời có hướng đăng ký thương hiệu để cây chè Minh Long trở thành đặc sản của tỉnh nhà.

15/11/2015
Khổ vì ruộng bỗng dưng bị nhiễm mặn Khổ vì ruộng bỗng dưng bị nhiễm mặn

Kể từ khi khu tái định cư (TĐC) Đồng Sát, thôn Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) được xây dựng và đưa vào sử dụng cũng là lúc cánh đồng Đồng Sát – nằm ngay cạnh khu TĐC buộc phải bỏ hoang vì bị nhiễm mặn.

15/11/2015
Thăng Bình tập huấn nghề lưới rê cho ngư dân Thăng Bình tập huấn nghề lưới rê cho ngư dân

Sáng 13.11, UBND huyện Thăng Bình tổ chức lớp tập huấn nghề lưới rê hỗn hợp cho gần 100 ngư dân trên địa bàn huyện.

15/11/2015
Chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp Chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp

Huyện Đại Lộc vừa hội nghị tổng kết sản xuất ngành nông nghiệp năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016 và chỉ đạo cụ thể sản xuất vụ đông xuân 2015-2016.

15/11/2015