Nông Dân Nhật Sang Queensland Trồng Lúa
Đó là dự án trồng lúa có tên gọi “Fukushima Farm” được sự hỗ trợ của chính quyền bang Queensland. Dự án này đang trong giai đoạn thử nghiệm tại thành phố Townsville, phía bắc bang Queensland.
Ông Roger Kaus (Sở Phát triển Kinh tế và Lao động Queensland) cho biết, có khoảng 20.000 nông dân Nhật bị ảnh hưởng bởi thảm họa hạt nhân tại Fukushima ở Nhật năm 2011. Những người này sẽ không thể thu hoạch lúa gạo trên chính đất đai của mình trong vòng 40 năm tới.
Gạo thu hoạch tại Queensland sẽ được đưa trở về Nhật để kiểm tra vị. Dự án này là một nỗ lực giúp Nhật Bản phục hồi sau thiên tai, đồng thời cũng phù hợp với vai trò hỗ trợ phát triển nông nghiệp thế giới của Australia.
Trong lịch sử nông nghiệp của Australia, cây lúa không phải là loại cây trồng bản địa của nước này. Trong khi, tiềm năng phát triển trồng lúa của Australia rất lớn vì có đất đai rộng lớn, dân số ít và khả năng cạnh tranh mạnh nhờ năng suất lúa cao.
Tổng diện tích trồng lúa của Australia hàng năm dao động từ 100 – 150 nghìn ha với hơn 1.700 hộ nông dân trồng lúa. Trong khi đó, trong tương lai, cơ hội trồng lúa của nông dân vùng Fukushima, Nhật Bản là hầu như không có.
Ông Takuo Ichiya - Giám đốc sản xuất nông nghiệp của Liên đoàn Trung ương các hợp xã nông nghiệp Nhật Bản cho biết: “Nông dân không thể trồng bất cứ thứ gì nếu không được chính phủ đảm bảo các cánh đồng an toàn cho sản xuất lương thực. Lo ngại về đất nhiễm xạ có thể cản trở việc trồng lúa, không chỉ tại Fukushima mà còn tại các khu vực kế cận”.
Trước khi xảy ra thảm họa siêu động đất, gây sóng thần năm 2011 sản lượng gạo tại tỉnh Fukushima và các vùng lân cận Ibaraki và Miyagi đạt 1,22 triệu tấn, chiếm 15% tổng sản lượng cả nước. Nhật Bản sản xuất 8,5 triệu tấn lúa trong năm 2010 và phần lớn sản lượng lúa phục vụ nhu cầu trong nước, chỉ có khoảng 1.900 tấn được xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và Vương quốc Thái Lan về phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolais, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình giống bò thịt Charolais. Đến nay sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình cho hiệu quả bước đầu khả quan.
Anh Đức kể, gia đình anh vốn là nông dân nên dường như cái nghiệp này đã “ngấm vào máu” anh từ nhỏ. Mặc dù khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế (năm 2004) anh cũng thử lăn lộn với các nghề khác nhau, nhưng rốt cuộc “tình yêu ruộng vườn” vẫn thắng thế nên năm 2008 anh quyết định về làm nông dân.
Dọc theo tuyến đường Lê Hồng Phong, phường IV, mặc cho sự ồn ào hối hả của xe cộ, những chậu rau của gia đình chị Hồng Đào vẫn âm thầm phát triển tươi tốt. Chị Đào cho biết, tận dụng những chậu hoa tết còn lại ít đất cùng phân hữu cơ, chồng chị đã mang rau vào thay thế.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro, Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần có những chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho vay phát triển khu vực nông nghiệp nhiều hơn nữa. Cụ thể, cần xem xét một số biện pháp hỗ trợ đối với người vay vốn như thành lập quỹ bảo lãnh vốn nông nghiệp; bảo hiểm tín dụng nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất đối với các tổ chức tín dụng tham gia cho vay lĩnh vực nông nghiệp...