Tôn Vinh Sáng Tạo Từ Đồng Ruộng
Ngày 9.10, tại Hà Nội, T.Ư Hội NDVN tổ chức lễ trao giải Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” toàn quốc lấn thứ V (2013-2014). Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường, Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cùng dự lễ trao giải.
Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” do T.Ư Hội NDVN chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Liên hiệp các Hội KHKT VN tổ chức từ năm 2004. Định kỳ phát động và trao giải 2 năm 1 lần.
Ứng dụng hiệu quả
Phát động từ tháng 6.2013, Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” lần thứ V (2013-2014) đã thu hút hàng trăm giải pháp, sáng tạo kỹ thuật của ND. Những giải pháp, sáng tạo kỹ thuật được gửi về Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh, thành phố. Một số tỉnh, thành phố có nhiều hội viên, ND gửi giải pháp sáng tạo đến dự thi như Khánh Hòa, Bắc Giang…
Các giải pháp, sáng tạo kỹ thuật do hội viên, ND gửi tham dự cuộc thi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản, bảo vệ môi trường, cơ khí nông nghiệp, chế biến nông sản… Ban tổ chức cấp tỉnh, thành phố đã xét, chọn được 62 giải pháp, sáng tạo kỹ thuật xuất sắc nhất gửi dự thi cấp T.Ư.
Ông Nguyễn Hồng Sơn-Trưởng ban Tuyên huấn (T.Ư Hội NDVN) cho biết, T.Ư Hội NDVN đã thành lập Ban giám khảo (BGK) cuộc thi gồm 8 chuyên gia, nhà khoa học có uy tín đến từ trường đại học, các viện nghiên cứu, đơn vị khoa học. Sau nhiều vòng chấm, BGK đã lựa chọn được 16 giải pháp, sáng tạo kỹ thuật của 18 tác giả là hội viên, ND.
Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN xét và trao các giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 4 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Ban tổ chức tiến hành thẩm định tại địa phương đã khẳng định, các giải pháp, sáng tạo kỹ thuật đoạt giải đều đã và đang được ứng dụng vào thực tiễn.
Giải pháp “Công nghệ HUD và máy xử lý rác thải ở địa phương” của ông Ngô Thái Nguyên, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã được Ban tổ chức trao giải Nhất.
Máy do ông Nguyên sáng chế ra có thể tự động phân loại rác tổng hợp thành 3 loại rác, trong đó rác hữu cơ làm phân bón, rác sành, sứ, thủy tinh làm gạch không nung, rác nylon, xơ dừa dùng bện dây thừng. “Năm nay tôi đã sản xuất máy cung cấp cho các khách hàng ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình và Bình Định…”- ông Nguyên tiết lộ.
Hỗ trợ thiết thực để ND sáng tạo
Trong khuôn khổ lễ trao giải, T.Ư Hội NDVN đã tổ chức tọa đàm với chủ đề hỗ trợ thiết thực để khuyến khích, cổ vũ hội viên, ND mạnh dạn tìm tòi, cải tiến, đưa ra những giải pháp, sáng tạo kỹ thuật có hiệu quả. Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng cho rằng, những giải pháp, sáng tạo kỹ thuật của nhà nông có tính ứng dụng cao bởi xuất phát từ yêu cầu bức thiết của đời sống sản xuất, vì vậy rất cần Nhà nước hỗ trợ, tạo động lực để ND tiếp tục hoàn thiện sáng chế, quy trình và thực hiện bảo hộ bản quyền.
Ông Đỗ Đức Quang, người cải tiến máy thu hoạch cà phê ở phường Trà Bá, thành phố Pleiku (Gia Lai) cho biết, sau nhiều lần liên hệ với ngành KHCN địa phương để tiến hành thủ tục bảo hộ sáng chế nhưng đến nay chưa được phản hồi.
Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế-kỹ thuật (Bộ KHCN) cho rằng, hiện Nhà nước đã có đầy đủ cơ chế hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật, trong đó có đối tượng là ND. “Vấn đề là hội viên, ND, Hội ND liên hệ trực tiếp với ngành KHCN ở địa phương và tập trung thực hiện từng bước”.
Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, hiện nay nhà nông và nhà khoa học chưa gần nhau. “Chính vì vậy, những giải pháp, sáng tạo kỹ thuật của nhà nông chưa nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ nhà khoa học. Cần có cơ chế để kết nối giữa nhà khoa học và nhà nông để ngày càng có nhiều sáng kiến, giải pháp kỹ thuật hiệu quả từ hội viên, ND…” - ông Hùng đề nghị.
Related news
Thông tin trên được ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đưa ra tại hội thảo “Triển vọng toàn cầu cây trồng biến đổi gen” do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) tổ chức chiều ngày 3-2.
Chiều ngày 30/01/2015, tại Lô C, đường Số 1, Khu Công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) tổ chức khánh thành Nhà máy chế biến giống cây trồng Trà Vinh. Tham dự lễ khánh thành có đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phía Nam), lãnh đạo các sở, ngành tỉnh;
Cây mắc ca có xuất xứ từ Úc. Với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt mắc ca được xếp vị trí hàng đầu trong các loại hạt và được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại hạt”. Vỏ của quả mắc ca được dùng làm chất đốt, phân bón, chất bồi. Nhân hạt mắc ca dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem… Dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn.
Những ngày cuối năm âm lịch, nông dân trồng khoai mỡ ở xã Phú Mỹ rất phấn khởi vì thu hoạch khoai mỡ bán được giá cao. Anh Lê Văn Hồng, ấp Phú Thạnh, phấn khởi cho biết, anh có 8 công đất trồng khoai mỡ, qua 3 đợt thu hoạch được trên 17 tấn khoai. Đợt 1 thu hoạch bán được giá 14.000 đồng/kg, đợt 2 có giá 13.500 đồng/kg, còn đợt 3 vừa mới thu hoạch cách nay mấy ngày bán được giá 10.000 đồng/kg.
Mì chỉ là cây trồng xen lấy ngắn nuôi dài của nông dân Bình Phước. Nhưng cứ “giáp hạt” là giá cao, vào vụ giá giảm. Năm nay, giá mì lúc vụ chính thì nông dân chỉ hòa vốn, nếu hộ nào không nhổ kịp thì nay lỗ giá và cũng không bán được. “Trồng mì khó có lãi” - ông Nguyễn Anh Nhật ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh) với 10 năm trồng mì thở dài.